Tìm kiếm: chuồng-trại
Ông Chu Văn Nga đã 70 tuổi, vẫn đang là chủ của một cơ ngơi trang trại nuôi gà ở Lạnh Sơn, với gần 500 con gà nòi kết hợp với trồng cây ăn quả mang, lại doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm.
Anh Trần Văn Toản, khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là nông dân tiêu biểu nổi tiếng trong vùng bởi tiên phong trong nuôi chim công, chim trĩ. Gần đây, anh Toàn còn nuôi mấy chục con đà điểu-loài chim to xác khi còn bé được ví hiền thỏ nhưng lại nhát như cáy.
Đến thăm mô hình kinh tế của chị Trần Thị Trang, ở Bản 5, xã Điện Quan (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi rất ngỡ ngàng trước quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng gần 1 ha của gia đình. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con.
Thịt heo tại các siêu thị đang được giảm giá từ 13.000 – 22.000 đồng/kg. Nguồn gốc thịt đảm bảo cộng với việc giảm giá mạnh khiến lượng thịt bán ra tại các siêu thị cũng tăng lên đáng kể.
Từ những kiến thức tự học hỏi, tự đúc rút kinh nghiệm, anh Đặng Văn Giáp, 45 tuổi, thôn Tân Lạc, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã xây dựng thành công mô hình làm vèo nuôi ếch thịt nhung nhúc dưới ao và đem lại thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Sau khi xuất ngũ, cựu chiến binh Nguyễn Văn Cuốc, bản Quyết Tiến, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại tổng hợp trồng xoài tượng da xanh "khổng lồ" và nuôi bò sinh sản. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, giờ mỗi năm ông Cuốc có tiền cục, thu mỗi năm cả trăm triệu đồng.
Trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng cuối cùng chị Đinh Thị Mơ, xinh như hotgirl về quê xóm 11, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu (Nam Định) khởi nghiệp nông nghiệp với nghề nuôi thỏ trắng. Nhờ nuôi loài động vật ăn rau cỏ lông trắng như bông này mà mỗi tháng gia đình chị Mơ có thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng.
Đánh mất những năm tháng tuổi trẻ vì ma túy, anh Nông Văn Hữu vẫn kịp tìm về ánh sáng và thay đổi số phận, trở thành một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với nghề nuôi vit. Đáng mừng hơn, anh còn là chỗ dựa cho nhiều gia đình cùng vượt khó vươn lên, làm giàu chân chính.
Gần đây, nuôi chim bồ câu thương phẩm dần được mở rộng, giúp nhiều hộ gia đình không những thoát nghèo mà còn làm giàu. Tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang có một trang trại bồ câu với quy mô hơn 2.000 con giống. Chủ nhân của trang trại này cũng chính là người đam mê và khởi xướng nghề nuôi bồ câu kiểng, bồ câu thịt thương phẩm tại địa phương.
Anh Phạm Văn Lễ, thôn 10, xã Cư Ni, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã mạnh dạn đầu tư và thành công với mô hình nuôi dế thương phẩm, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những ngày gần đây, người dân tại thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) ăn không ngon, ngủ không yên vì bị một loại côn trùng lạ “tấn công”. Dù người dân đã dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng côn trùng xuất hiện ngày càng dày đặc.
Anh Nguyễn Chí Cảnh ở xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi, TP.HCM) là một trong số những người tiên phong nuôi ruồi đạt hiệu quả cao. Việc nuôi ruồi lính đen lấy trứng và ấu trùng cung cấp cho thị trường làm thức ăn chăn nuôi đã giúp cho anh có thu nhập ổn định.
Gác lại những năm tháng làm người thầy nơi giảng đường đại học, Thạc sỹ Hoàng Ngọc Việt (34 tuổi) ở thôn Đồng Tâm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã quyết định về quê nuôi gà. Nhờ nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi tháng gia đình anh Việt lãi hơn 80 triệu đồng.
Trong khi ở Quảng Trị, hàng trăm con lợn của 35 hộ dân nhiễm dịch tả lợn châu Phi buộc phải tiêu hủy thì ở Đắk Lắk xuất hiện thêm 3 ổ dịch mới, trong đó có một ổ dịch được phát hiện trên đàn lợn ở một đồn biên phòng.
Nhờ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, anh Hoàng Văn Tặng ở thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi heo rừng. Hiện anh Tặng đang nuôi 20 con heo rừng sinh sản, trong đó có 2 heo rừng đực và 18 heo rừng nái.
End of content
Không có tin nào tiếp theo