Tìm kiếm: chuyển-đổi-cơ-cấu

Trong khi nhiều người bỏ vườn, bỏ ruộng đi làm công nhân thì vợ chồng chị Trần Thị Lập, thôn Đông Đồng Hải, xã Đông Vinh (Đông Hưng) lại nghỉ việc nhà máy về quê làm nông dân. Với quyết tâm, sự cần cù, chịu khó, vợ chồng chị đã thành công với mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20 loại dược liệu quý; trước đây, cây dược liệu được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi. Những năm gần đây, nhiều huyện đồng bằng có diện tích đất bãi, đất đồi núi thấp, cũng đã lựa chọn các loại cây dược liệu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay cho một số loại cây hiệu quả kinh tế thấp.
Rời ghế nhà trường phổ thông, chàng thanh niên người dân tộc Mường - Lê Văn Hán, ở xã Quang Hiến, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) chọn cho mình con đường vào công ty chăn nuôi làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn với thương trường, anh đã quyết định quay về quê lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gà dưới đệm lót sinh học.
Những năm gần đây tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả.
Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vốn là vùng bãi ngang ven biển, người dân sinh sống trên các vùng cát trắng với kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhờ tìm ra và mở rộng mô hình nuôi cá lóc trên cát, nhiều hộ dân nơi đây đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo.
Sau cơn bão dịch tả lợn châu Phi, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Bình Lư (Tam Đường, Lai Châu) đang chuyển hướng sang những mô hình chăn nuôi mới theo hướng hữu cơ, đảm bảo vệ sinh môi trường, mang lại những kết quả rất tích cực.

End of content

Không có tin nào tiếp theo