Tìm kiếm: chuyển-đổi-cơ-cấu
Ngày 11/07/2018, Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đã ký hợp đồng với Tập đoàn năng lượng tái sinh Shuuwakikaku – Nhật Bản, độc quyền cung cấp cho thị trường Nhật Bản 400 triệu tấn sản phẩm sinh khối (biomass) từ cây siêu cao lương, trị giá 50 tỷ USD trong giai đoạn 2018-2038. Đây là sản phẩm của nông nghiệp được dùng làm nhiên liệu sạch để đốt thay thế cho than đá.
Hiện nay, toàn huyện Thanh Chương có 30 mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ, với tổng diện tích khoảng 20 ha. Thanh Long là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; mỗi ha thu lãi trên 250 triệu đồng.
Mô hình trồng cải xà lách xoong tại xã An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho bà con nơi đây.
(DNVN)- Khu công nghiệp và khu chế xuất không được phép có dân sinh sống, nhiều chính sách có hiệu lực từ 1/7, đất nền dự án "ma" được chào bán công khai ở TP HCM, tăng trưởng huy động vốn bỏ xa tăng trưởng tín dụng, doanh nghiệp Việt lại 'ra rìa' vì thịt nội xuất ngoại… là những thông tin nổi bật trong bản tin tài chính-kinh doanh hôm nay (1/7).
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ dân ở xã Nam Xuân, Nam Anh, Khánh Sơn, Nam Kim... huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã mạnh dạn trồng hoa thiên lý, đem lại giá trị kinh tế cao gấp 4 - 5 lần so với loại cây màu khác.
Hiện nay, giá xoan trên thị trường được thương lái mua từ 3 đến 3,5 triệu đồng/m3. Vì vậy nhiều hộ gia đình đã lựa chọn cây xoan trở thành cây mũi nhọn...
Ông Pờ Dần Xinh dân tộc Hà Nhì sinh năm 1960, bản Tà Ko Khừ, (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) trồng 3.500m2 cây sa nhân mọc hoa, đậu quả dưới gốc nơi biên giới cực Tây của Tổ Quốc, sau khi trừ chi phí ông có lãi 180 triệu đồng mỗi năm.
Theo Nghị quyết của Chính phủ mới đây, TP. HCM được chuyển hơn 1.360 ha đất phi nông nghiệp sang thành đất ở. Cùng với đó là kế hoạch chuyển hơn 26.246 ha đất nông nghiệp sẽ được chuyển thành đất phi nông nghiệp. Tất cả diện tích đất chuyển đổi được thực hiện trong kế hoạch từ năm 2016 đến năm 2020.
Với vị trí là một huyện cù lao, huyện Tân Phú Đông là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh Tiền Giang. Với điều kiện khắc nghiệt, nửa năm nước ngọt, nửa năm nước mặn khiến cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi tại đây nhiều năm liền chưa tìm được hướng đi thích hợp.
Do chủ động chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, sau gần 7 năm đưa vào thực hiện, mô hình trồng hồng xiêm xoài trên địa bàn xã An Sinh (TX Đông Triều) đã cho thu nhập bình quân đạt trên 100 triệu đồng/ha sau khi trừ hết các chi phí.
Đến Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn (Yên Bái), nhắc đến gia đình anh Phạm Văn Đường ai cũng biết. Người dân ở đây thường gọi anh bằng cái tên gần gũi “Triệu phú nông dân”. Nhờ trồng cam, gia đình anh Đường đã xây được ngôi nhà gần 1 tỷ đồng, mua được ô tô hơn 1 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở xã Ðan Phượng (Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã năng động tìm hiểu thị trường để mạnh dạn trồng xoài Ðài Loan xuất khẩu, đem lại thu nhập kinh tế cao hơn nhiều so với một số loại cây trồng, thậm chí còn cao hơn cả cây cà phê.
Với mô hình trồng cóc Thái Lan xen canh xoài Đài Loan, anh Võ Văn Lai, sinh năm 1993, ngụ ấp Bình Thạnh 2 (xã Hòa An, Chợ Mới) tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình từ việc bán cóc non và trở thành một trong những tấm gương điển hình trong phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp” ở địa phương.
Cụ thể, vụ Đông Xuân 2017-2018, các tỉnh miền Bắc có tổng diện tích gieo cấy ước đạt 1.126 nghìn ha. Sản lượng lúa toàn miền Bắc vụ này ước đạt 7,113 triệu tấn, năng suất ước đạt 63,1 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm trước.
Thủ phủ hồ tiêu trù phú của Tây Nguyên giờ trở thành mảnh đất nợ nần, nhiều gia đình tán gia, bại sản, phải xa xứ làm ăn để trả nợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo