Tìm kiếm: chế-phẩm-sinh-học
Xây dựng nông thôn mới (NTM) theo hướng "3 tập trung, 4 trụ cột, 5 điểm nhấn" là cách làm mang bản sắc riêng của huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội cần được nhân rộng hơn tại các xã, huyện của Thủ đô.
Tiến sĩ Nguyễn Hòa Anh phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 13 về Probiotic, Prebiotic, Gut Microbiota & Health (IPC 2019).
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Vĩnh Yên lần thứ XX về phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, Hội Nông dân TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã tích cực vận động, hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của nông sản.
Không sử dụng kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, chỉ bằng một loại enzim được chế biến từ tỏi, cô gái 9X Nguyễn Thị Thủy ở quê lúa Thái Bình đã có được những mùa tôm thắng lợi.
Người trồng hoa cúc ở Đà Lạt đang lao đao, thua lỗ do virus sọc thân hoành hành tàn phá vườn hoa. Chế phẩm sinh học được điều chế bằng công nghệ Enzim do ông Nguyễn Phước (phường Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã làm thay đổi môi trường, khiến virus không phát tán phá hại được cây trồng.
Vào những dịp nắng nóng kéo dài, nhiệt độ miền Bắc có thể nên trên 40 độ C khiến cây cối ũ rũ, héo úa và gây thiệt hại lớn. Thế nhưng vườn dưa lưới công nghệ cap của anh Mai Chấn Nhâm (37 tuổi) ở thôn Bắc Trung, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) vẫn phát triển tốt và cho trái đều, 10 trái đẹp cả 10.
Với hơn 700 gốc ổi lê Đài Loan, cho sản lượng thu hoạch mỗi tháng đạt từ 1,5- 2 tấn, cùng giá bán 15.000 đồng/kg, gia đình anh Nguyễn Văn Quyên, 37 tuổi, xã Yên Phong, huyện Yên Mô (Ninh Bình) mỗi tháng có lãi gần 20 triệu đồng.
Thức ăn, nước uống hàng ngày của gà được anh Huỳnh Thanh Tú (44 tuổi, vua gà khuyết tật tại Kon Tum) đun sôi và cẩn thận kết hợp từ nhiều loại dược liệu như tỏi, gừng, kim ngân hay các loại sâm…Để có thức ăn dự trữ cho gà ngoài việc ủ tỏi, gừng, sả, trong trang trại của anh còn có một mảnh vườn trồng đầy đủ các loại dược liệu.
Trồng mận đắng xen canh với mận lai cho quả sai chi chít-với cách làm đặc biệt này mà vườn mận lai của lão nông Triệu Văn Định ở thôn Phiêng Lầy, xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) năm nào cũng trúng mùa mang lại năng suất cao và nguồn thu khá cho gia đình.
Đó là ông Đào Văn Viền ở huyện Ninh Giang (Hải Dương), người được coi là “vua nuôi cá” nước ngọt. Ông Viền có hơn 20ha mặt nước, đầu tư nuôi cá công nghệ cao, đào hơn 100 "sông trong ao", sản lượng lên đến 10.000 tấn cá thịt mỗi năm.
Những chai thuốc trừ sâu, diệt nấm được một nhà khoa học tại Lâm Đồng nghiên cứu và điều chế theo công nghệ Enzim tiên tiến nhất, an toàn với con người và có tác dụng cải thiện môi trường. Loại thuốc trừ sâu này người nghiên cứu làm ra có thể uống ực ực. Đó là ông Nguyễn Phước, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Tốt nghiệp đại học ngành phiên dịch tiếng Hoa nhưng chàng trai Ngô Chiến Thắng ở ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ lại nổi tiếng tại địa phương nhờ mát tay trong nghề nuôi lươn không bùn và sản xuất cá giống.
Với thế mạnh về đất vườn, ao, rừng rộng cùng với sự mạnh dạn, lão nông Đoàn Văn Bường (76 tuổi) thôn Quảng Hồng I, xã Quảng Lạc, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã đầu tư trồng các loại rau, cây ăn quả, nuôi ong kết hợp với trồng rừng... mỗi năm “hái” hơn 100 triệu đồng.
Đó là kết quả sau 20 năm bỏ phố lên núi đổ công, đổ sức vào kinh tế vườn đồi của vợ chồng anh Nguyễn Quang Huy và chị Khiếu Thị Mai, ở bản Tràng Bắn, xã Đồng Vương (huyện Yên Thế, Bắc Giang).
Giá cá tra tuy giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao đảm bảo cho người nuôi có lãi. Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp cần tập trung vào 2 khâu chính là con giống và mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể, ngành cá tra tiếp tục cơ cấu lại sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo