Tìm kiếm: cá-giống
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Đó là ông Đào Văn Viền ở huyện Ninh Giang (Hải Dương), người được coi là “vua nuôi cá” nước ngọt. Ông Viền có hơn 20ha mặt nước, đầu tư nuôi cá công nghệ cao, đào hơn 100 "sông trong ao", sản lượng lên đến 10.000 tấn cá thịt mỗi năm.
Từ kinh nghiệm chăn nuôi và mong muốn làm giàu, mô hình chăn nuôi trang trại giữa đồng đã giúp vợ chồng anh Hoàng Trọng Tiến và chị Trần Thị Tịnh ( thôn Bình Dương, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thu lời 200 - 250 triệu đồng mỗi năm.
Nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung (tỉnh tỉnh Sóc Trăng) đã thả nuôi cá bông lau trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung thả nuôi 4.000 con cá bông lau giống, năng suất đạt 15-17 tấn/ha, bình quân mỗi ký cá bông lau bán ra người nuôi cá lời 30 ngàn đồng.
Tốt nghiệp đại học ngành phiên dịch tiếng Hoa nhưng chàng trai Ngô Chiến Thắng ở ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ lại nổi tiếng tại địa phương nhờ mát tay trong nghề nuôi lươn không bùn và sản xuất cá giống.
Ông Hồ Văn Nhiều, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã chuyển từ nuôi cá thác lác cườm sang nuôi cá heo đuôi đỏ-loài cá đuôi đỏ và kêu éc éc rất dễ thương. Ông Nhiều và 2 người anh, em ruột khác nuôi 9 bè cá heo đuôi đỏ, tới thời kỳ xuất bán, có ngày thương lái xuống cân cả 100 ký cá với giá từ 280.000-300.000 đồng/ký.
Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, ông Nguyễn Văn Út (sinh năm 1967, ngụ ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) nuôi cá lóc trong bồn. Từ một vài bồn ban đầu, đến nay số lượng nuôi đã lên đến 6 bồn. Ông Út phấn khởi cho biết, sau 3 đợt xuất bán đã thu về lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng.
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái".
Ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập (Tân Yên, Bắc Giang) chẳng ai là không biết vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng, là hộ chăn nuôi giỏi nhất nhì xã. Đó nhờ gần 6 năm trời “cày ải”, họ đã biến khu đồng chiêm trũng ven đê, thành trang trại “hai trong một”, cho thu nhập vài trăm triệu/năm.
Gần đây nghề nuôi cá tầm đã thu hút nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Ðam Rông (tỉnh Lâm Đồng), bởi hiệu quả đem lại của nó hơn hẳn nhiều loại con vật nuôi ở huyện. Nguồn lợi từ những lứa cá thương phẩm đầu tiên của một số hộ đi tiên phong trong việc nuôi cá tầm ở đây, đã mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi cá nước lạnh ở địa phương.
DNVN- Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Ngành thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội, nhất là khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 14/1.
Thời gian qua, phong trào ương ép, nuôi dưỡng cá đặc sản bán giống trên địa bàn phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (tỉnhTiền Giang) phát triển mạnh. Nhờ đó mà nhiều nông dân đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Điển hình trong số đó có ông Tăng Văn Trí (sinh năm 1949), ngụ khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ.
Cá hô, loài cá được biết tới như đặc sản của xứ Nam Bộ sông nước đã cho thấy sự thích ứng với miền đất cao nguyên. Từ nuôi cá hô dưới ao đất, mới đây thử nghiệm nuôi cá hô trong lồng bè đã cho kết quả khả quan, mở ra cơ hội cho nông dân Lâm Ðồng một loại vật nuôi có giá trị.
Nếu gỡ được hai nút thắt lợi hại về thức ăn và con giống thì có lẽ ngành thủy sản Việt Nam sẽ còn đạt mức kim ngạch xuất khẩu ấn tượng hơn nữa.
Mục tiêu được đặt ra trong năm nay đối với ngành cá tra là không gia tăng diện tích sản xuất nhưng phải tăng về sản lượng và nâng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo