Tìm kiếm: cá-quý
Bản Ten Hom, xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Nơi đây, có nhiệt độ trung bình tại đây 17 độ C, thuận lợi về thiên nhiên và điều kiện xã hội rất phù hợp cho phát triển nuôi cá nước lạnh: cá hồi, cá tầm.
Sáng nay ngày 18/5, 2 tàu cá của ngư dân tỉnh Phú Yên đã cập cảng cá Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên), mang về 2 con cá ngừ đại dương khổng lồ, trong đó có một con được Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam khẳng định là con cá ngừ lớn nhất từ trước đến nay mà ngư dân Việt Nam câu được trên vùng biển nước ta.
Sau nhiều ngày được vận động thuyết phục, đến chiều 17/5, gia đình anh Thái đã đồng ý cho một tổ chức bảo tồn thiên nhiên ở Hà Nội tiếp nhận con cá lạ mà anh bắt được vào tối 14/5.
Liên quan đến việc một con cá có da nền đen chấm trắng, nặng gần 1 tấn mà người dân Sầm Sơn (Thanh Hóa) xẻ thịt bán xôn xao dư luận 10 ngày trước, mới đây, Tổng Cục thủy sản xác định con cá trên là cá nhám voi quý hiếm.
Từng là giáo viên, anh Nguyễn Khắc Đông (SN 1979) mạnh dạn thôi nghề giáo chuyển hướng sang làm nông nghiệp,cụ thể là nuôi cá tầm, cá hồi-loài cá có cái đầu nhọn như tên lửa. Hiện anh đang sở hữu trang trại nuôi cá hồi, cá tầm có quy mô hơn 2.000m2 tại xã Nấm Dần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cá tầm được xem là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và tiêu hóa. Loài cá có nguồn gốc tại các vùng nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ này lại có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng núi cao Khe Tiền (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Hình ảnh một con cá có da nền đen chấm trắng nhìn giống cá voi, nặng khoảng gần 1 tấn, được ngư dân Sầm Sơn (Thanh Hóa) mổ thịt, bày bán công khai lan truyền trên mạng xã hội Facebook vào chiều ngày 5/5 đang khiến dư luận xôn xao.
Trong lúc thả câu vương, 3 người dân ở xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) bắt được con cá ghé “khủng” nặng 22 kg.
Sau khi đi du học ngành ẩm thực bên Malaixia về được ít lâu chàng trai trẻ 8X Trần Thanh Nghị về quê xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đào ao nhân nuôi cá rồng-loài cá được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và được mệnh danh là "cá vua" với giá bán hàng triệu đồng mỗi con.
Loài “cá thần” thích nước trong, nên trú ngụ trong đó cả trăm năm qua, nên con nào con nấy đen sì, to như cột nhà, lừ đừ trong hang, nhìn đến phát khiếp.
Anh vũ, Dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng là năm loại cá quý của các dòng sông phía Bắc được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy”, tức là 5 loại thủy sản quý nhất. Vào thời phong kiến, chỉ những bậc vua quan, giới nhà giàu mới được thưởng thức những loại cá đặc sản này.
Khi tát ao phía sau nhà, một người dân ở Bạc Liêu bất ngờ bắt được một con cá trê đuôi đỏ được cho là khá quý hiếm, nặng đến 15kg.
Chính bởi khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn mà người ta còn gọi cá tràu bằng cái tên cá trèo đồi (hay cá cửng). Loài cá này xưa kia từng là món "lộc trời" quý hiếm, chỉ dành riêng cho bậc vua, chúa thưởng thức.
Trong khi đàn cá tự nhiên không còn thì việc bảo tồn loài thủy sản quý hiếm trong sách Đỏ được nhiều nông dân ở tỉnh An Giang ứng dụng thành công vừa tạo ra nguồn thu nhập cao. Ông Mai Văn Bên, nông dân nuôi cá hô 2 năm qua ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cũng thế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo