Tìm kiếm: các-ngân-hàng
15 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực đã chính thức đi vào vận hành từ hôm nay 1/7, thay thế cho 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trước đây.
Dù mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ công bố với hàng hóa Việt Nam chưa chính thức có hiệu lực và đang được tạm hoãn đến đầu tháng 7/2025, song cộng đồng doanh nghiệp trong nước đã không chờ đến “giờ G”, mà đã nhanh chóng “kích hoạt” các kịch bản ứng phó, chủ động tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tìm kiếm thị trường thay thế và chuyển mình số hóa.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Để kinh tế tư nhân (KTTN) thực sự "cất cánh", Nghị quyết 68 có nêu, phải đa dạng hóa nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kinh tế tư nhân (KTTN) tiếp cận các nguồn lực về vốn; rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho KTTN.
DNVN – Việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng vào ngày 27/6 được các chuyên gia đánh giá là “liều thuốc kịp thời”, giúp các ngân hàng tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản còn trầm lắng và thủ tục thu hồi tài sản còn nhiều vướng mắc.
Với lãi suất cho vay thấp, hạn mức tín dụng phù hợp với nhu cầu vay của doanh nghiệp, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý, chỉ trong nửa đầu năm, gần 350.000 tỷ đồng đã được các ngân hàng giải ngân cho vay.
PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia Kinh tế cho biết, để doanh nghiệp phát huy vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng năng lượng – từ đầu tư, sản xuất đến phân phối và tiêu, cần phải có một hệ thống chính sách tài chính đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ tiếp cận vốn, đổi mới công nghệ.
Nhằm chủ động giải quyết bài toán tài chính hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, hướng đến phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã và đang chủ động đẩy nhanh hoàn thiện thể chế pháp luật một cách toàn diện, thống nhất cho hoạt động tài chính xanh.
Tài chính xanh là khái niệm phản ánh sự kết hợp giữa hoạt động tài chính và mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Trong bối cảnh các nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Không còn dừng lại ở giao tiếp khách hàng, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được tích hợp sâu vào hệ thống vận hành, tổ chức và kiểm soát nội bộ của các ngân hàng Việt Nam. Trong cuộc đua số hóa, AI đã trở thành hạ tầng cốt lõi giúp các tổ chức tài chính chuyển mình toàn diện.
Theo bà Dambisa Moyo, chuyên gia kinh tế quốc tế, khi thế giới ngày càng biến động và phức tạp, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ cần xem xét lại các mô hình tư duy họ dùng để phân tích kinh tế toàn cầu.
Nhờ mặt bằng lãi suất thấp và các ngân hàng thương mại tung ra nhiều gói chính sách tín dụng ưu đãi, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm nay ghi nhận đạt mức cao trong vài năm gần đây.
Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là khái niệm của tương lai. Trong hệ thống ngân hàng Việt, AI đang hiện hữu rõ nét, từ trò chuyện cùng chatbot khi cần tra cứu số dư, đến hệ thống vận hành phức tạp, tự động xử lý hàng triệu giao dịch mỗi ngày.
DNVN - Từ ngày 1/7 tới, dự án nông nghiệp tuần hoàn có thể vay tới 70% vốn đầu tư mà không cần thế chấp. Tuy nhiên, để tiếp cận dòng vốn này, doanh nghiệp phải chứng minh “tính tuần hoàn” qua hệ thống quản trị ESG và dữ liệu đo lường thực chứng.
DNVN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 19/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thừa nhận việc đạt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 là một thách thức lớn, cần các nhóm giải pháp căn cơ để hiện thực hóa mục tiêu này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo