Tìm kiếm: cây-bưởi
Cần cù, chịu khó, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, ông Vũ Ngọc Quang, xóm Hồng Tiến, xã Trung Lương (Định Hóa) đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất canh tác, từng bước xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hưởng ứng phong trào thâm canh cây ăn quả của địa phương, lão nông Võ Văn Nhì quyết định tham gia vào Tổ hợp tác bưởi VietGAP xã Đạo Thành (Mỹ Tho, Tiền Giang), tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, mang lại giá trị kép về kinh tế và môi trường sinh thái.
Nghe qua kế hoạch làm giàu từ trồng cây mắc ca, ai cũng khuyên không nên theo đuổi và cho rằng sẽ thất bại, nhưng với lòng quyết tâm cùng kinh nghiệm nhà nông, ông Trần Đức Văn ở tổ 15 (phường Tân Phong, thành phố Lai Châu) đã thành công sau 5 năm thực hiện, đồng thời trở thành tỷ phú giữa lòng thành phố.
Sau nhiều năm vật lộn với đủ thứ cây trồng khác nhau, cuộc sống của ông Phan Thanh Đoàn (Đạo Thành, Mỹ Tho, Tiền Giang), thành viên Tổ hợp tác bưởi da xanh Đạo Thành, bắt đầu có bước chuyển lớn khi cây bưởi da xanh ruột hồng bén rễ, cho hiệu quả ngoài mong đợi.
Anh Trần Mạnh Giang, thôn Đức An, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã xây dựng mô hình vườn – ao – chuồng (VAC) và sau gần 10 năm thực hiện, mô hình này không chỉ đem lại thu nhập kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm và giúp người dân học hỏi kinh nghiệm mở rộng các trang trại chăn nuôi trên địa bàn.
Vòng nguyệt quế tượng trưng cho sự chiến thắng, vinh quang. Người ta thường trồng cây nguyệt quế trong nhà với niềm hy vọng về sự thành công, vẻ vang.
Với tấm bằng Đại học trong tay và có việc làm ổn định ở Hà Nội, nhưng anh Nguyễn Việt Dũng ở Thọ Xuân đã cùng vợ quyết định về quê nhà Thanh Hoá xây dựng mô hình trang trại. Tấm bằng đại học không phải là chiếc vé thông hành duy nhất để họ chạm đến thành công, bởi quan trọng hơn, thành công của họ đến từ nỗ lực và sự kiên trì không mệt mỏi.
Mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi của gia đình ông Vương Ngọc Dũng, thôn Thọ Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên) đạt thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.
Nhờ biết phát huy lợi thế vốn có, hàng trăm hộ ở huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành HTX, mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng cây ăn quả và dịch vụ đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều địa phương không có hộ nào thuộc diện nghèo, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 50%.
Ở tuổi lục tuần nhưng bà Nguyễn Thị Lý ở thôn Đông Thạc, xã Kim Song Trường (Can Lộc – Hà Tĩnh) vẫn luôn say mê, tâm huyết phát triển kinh tế trang trại, quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Ở Hùng Đức (Hàm Yên) - vùng đất 135 còn gian khó, chàng thanh niên Hoàng Văn Thái (sinh năm 1991), thôn Uổm Tưởn đã mạnh dạn cải tạo vườn đồi trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, từng bước tạo mô hình kinh tế trang trại tổng hợp để dựng nghiệp.
Yêu không gian trong lành và xanh mát bóng cây, chị Ngọc Xuân luôn chú trọng làm đẹp nhà bằng những bình hoa tự cắm và trồng những chậu hoa rực rỡ tỏa hương thơm ngát ngoài sân, bên hiên nhà.
Nhờ sự nỗ lực trong phát triển sản xuất, chú trọng khoa học – kỹ thuật và an toàn lao động (ATLĐ), tháng 6/2019, bưởi da xanh - sản phẩm nông sản chủ lực của huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể.
Với mục đích sử dụng đất tối đa, thu được nhiều sản phẩm mà vẫn duy trì được độ phì nhiêu của đất, anh Nguyễn Bá Tòng ở thôn 4, xã Kiến Thành (Đắk R’lấp) đã mạnh dạn trồng xen các loại cây ăn trái trong vườn cà phê. Cách làm này không những giúp gia đình tăng nguồn thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ vườn cây.
Trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ thay thế phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng các loại có nguồn gốc sinh học, đang được người dân Kbang (Gia Lai) áp dụng vào quá trình sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo