Tìm kiếm: cơ-chế-giá

Ngày 18/5, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố các ưu tiên cải cách kinh tế áp dụng trong năm 2015, từ việc hợp lý hóa các thủ tục hành chính đến việc thúc đẩy vai trò của đồng nhân dân tệ trên quy mô toàn cầu. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực mở rộng thị trường vốn của quốc gia.
Câu chuyện Metro lại khiến cụm từ chuyển giá lại nóng lên. Tuy nhiên, có thể nhận thấy đa số ý kiến phản ánh có cách nhìn nhận không được thiện cảm về chuyển giá. Từ góc nhìn của DN, chuyển giá có thể được xem xét, đánh giá trên các khía cạnh sau.
"Việc đổi mới mạnh mẽ hơn nữa thể chế kinh tế của VN là cần thiết. Điều này không cần dùng nhiều tiền bạc, không cần bao nhiêu tỷ đô la mà cần sự đổi mới ở mỗi cán bộ, vị trí công tác, đặc biệt là các lãnh đạo cấp cao" - Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh trò chuyện với VietNamNet đầu năm với kỳ vọng về sự đổi mới bứt phá của đất nước.
“Giá dầu giảm 1USD/thùng thì ngân sách sẽ mất 1.000 tỉ” là thông tin được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đưa ra tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 mới đây. Trước diễn biến giảm sâu của giá dầu, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: Sẽ có tác động đan xen vừa thuận lợi, vừa khó khăn vì Việt nam dù bị hụt nguồn thu từ dầu thô, nhưng tổng thể sẽ có lợi nhiều hơn, khi giá thành phẩm xăng, dầu nhập khẩu giảm - mà xăng, dầu vốn là đầu vào thiết yếu của nền kinh tế.
Giá trần cho sữa từng là giấc mơ của các nhà quản lý hồi năm 2009, nhưng rồi, giấc mơ này tan biến khi chính cơ quan quản lý cho rằng thật khó áp đặt đầu ra và lợi nhuận cho một thị trường đang cạnh tranh khốc liệt, có hàng trăm dòng sản phẩm. Vậy, lần này tuyên bố có thể áp trần giá sữa lại được nêu lên để làm gì?

End of content

Không có tin nào tiếp theo