Tìm kiếm: cải-tạo-đất
Cần cù lao động, biết tiết kiệm vốn liếng, luôn tìm tòi, học hỏi, đam mê sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng là bí quyết thành công của anh Đặng Minh Vương (SN 1974) ở ấp Gò Cát, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Bản thân đang là cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ea H'leo (Đắk Lắk) nhưng với niềm đam mê, chàng trai sinh năm 1988 Nguyễn Huy Quang đã vượt khó xây dựng trang trại nông nghiệp hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Ông Lại Hồng Chí được người dân tại đồi Sabi (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) biết tiếng vì là nông dân sản xuất giỏi, phủ xanh khu đồi hoang gần chục hécta bằng nhiều giống trái cây đặc sản cho lợi nhuận tốt. Ông còn là giám đốc hợp tác xã năng động, sẵn sàng bỏ tiền túi xuất ngoại để tìm hiểu về nhu cầu thị trường tiêu thụ trái cây.
DNVN - Là một “tân binh” trong giới rang xay cà phê, nhưng thương hiệu cà phê Xuân Dương đã và đang tạo được chỗ đứng trên thị trường cà phê trong nước nhờ tâm sáng của ông chủ Phan Hữu Dương.
Từ những khoảnh đất trống trong vườn chanh dây, cà phê, bơ, gia đình anh Bùi Trung Hiếu đã thu về 1,5 tỷ mỗi năm nhờ đưa cây dâu về "sống chung" để hái lá nuôi tằm.
Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) là xã vùng sâu không được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như các vùng đất khác. Tuy nhiên, với đôi tay lao động cần cù, tinh thần ham học hỏi, ông Nguyễn Văn Chương, nông dân ở ấp 1, xã Xuân Hòa đã vươn lên làm giàu bằng mô hình trồng xoài ra quả bự trên vùng đất khó.
Ông Hà Văn Khương, dân tộc Thái, sinh sống ở bản Cha (xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, Hòa Bình) chỉ trồng vài luống rau tầm bóp dại và vài loài rau ăn lá ngắn ngày mà thu tiền rất khá. Tất cả các loại rau ông Khương trồng trong vườn 06ha của gia đình khi thu hái đều bán khá chạy.
Người trồng hoa cúc ở Đà Lạt đang lao đao, thua lỗ do virus sọc thân hoành hành tàn phá vườn hoa. Chế phẩm sinh học được điều chế bằng công nghệ Enzim do ông Nguyễn Phước (phường Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã làm thay đổi môi trường, khiến virus không phát tán phá hại được cây trồng.
Nhiều năm nay, gia đình ông Trần Văn Thiện, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) ăn nên làm ra nhờ vào trồng cây bưởi da xanh, mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Gần đây, cây dừa xiêm ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) ngày càng phát triển do nhu cầu lấy nước giải khát, nhiều nông dân nhờ trồng dừa xiêm đã có nguồn thu nhập khá cao, không ít hộ nhờ cây dừa xiêm mà làm giàu ở nông thôn.
Khu vườn hoa hồng của bà Lê Thị Minh, bản Tân Thảo (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ai đi qua cũng thích thú bởi khu vườn đẹp, hoa hồng nở đỏ rực. Chỉ trồng và chăm hoa hồng trên diện tích đất 6.000 m2 trong thung lũng mà mỗi năm bà Minh thu cả trăm triệu đồng.
Thành công từ mô hình trồng rau má mà hiện nay ngoài nguồn thu từ con tôm, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Long Đỉnh, ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau thu nhập thêm hơn 60 triệu đồng từ rau má.
“Hiện tôi bán mít với giá 53.000 đồng/kg, mỗi trái nặng khoảng 9kg, tính ra bán 1 quả cũng được gần 500.000 đồng. Cứ 12 ngày hái một lần rồi đem bán cùng các vườn khác” - ông Danh Bảnh, ngụ ấp Tàu Hơi B, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) chia sẻ về hiệu quả kinh tế của cây mít trên đất ruộng.
Chúng tôi có dịp đến thăm mô hình trồng giống rau “hoàng đế” (măng tây xanh) của anh Thái, xã Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ vào những ngày đầu năm 2019. Đứng giữa 1 ha cây măng tây xanh ngắt với những mầm măng nhú lên mơn mởn, mập mạp, chúng tôi không khỏi rời mắt. Được biết mô hình đã mang về cho anh tiền triệu mỗi ngày.
Nằm dọc trục đường chính đi vào trung tâm xã Chiềng Ngần, khu vườn xanh mướt với đủ loại cây trái của gia đình chị Cà Thị Ngắm (1990) và anh Cà Văn Hà (1989) luôn gây sự chú ý cho nhiều người. Nhờ biết cách trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả, mà gia đình anh chị đã có của ăn của để, trở thành 1 trong những hộ khá giả ở xã Chiềng Ngần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo