Tìm kiếm: doanh-nghiệp-nội

DNVN - Theo iPrice Group và SimilarWeb năm 2020 có năm doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 khu vực Đông Nam Á, lần lượt là Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop. Bên cạnh đó là hai ông lớn Shopee, Lazada và ba startup ‘kỳ lân’ là Tokopedia, Bukalapak và Blibli từ Indonesia.
DNVN – Theo khảo sát của VCCI, trong tổng số 95 chính sách hỗ trợ được ban hành vào năm ngoái thì chính sách vay tín dụng lãi suất 0% để trả lương cho người lao động là khó tiếp cận nhất. Khoảng 26% bao gồm cả doanh nghiệp “nội” và doanh nghiệp FDI, trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp được khảo sát cho biết, rất khó tiếp cận gói tín dụng này.
DNVN - Báo cáo của iPrice Group và SimilarWeb trong Quý 4/2020 cho thấy sự thay đổi nhu cầu mua sắm ở một số ngành hàng và lượng truy cập của Top 50 sàn TMĐT tại Việt Nam. Theo đó ngành hàng thời trang tăng trưởng tới 33%. Shopee Việt Nam đạt hơn 68,5 triệu lượt truy cập trung bình ba tháng cuối năm.
Năm 2021, ngành lúa gạo Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng về sản xuất do thời tiết thuận lợi và một số hiệp định thương mại mở ra lợi thế, triển vọng xuất khẩu đối với mặt hàng gạo. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn cầu có thể khiến nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực được kỳ vọng vẫn ở mức cao.
DNVN - Việt Nam và Ấn Độ có thể đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực tiềm năng. Việt Nam có thế mạnh nổi trội như chế biến thực phẩm, nông nghiệp để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, công nghệ thông tin cũng là lĩnh vực 2 quốc gia có thể liên kết lâu dài. Bên cạnh đó, Việt Nam có kinh nghiệm tốt về thúc đẩy du lịch.
DNVN - Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam; sản xuất kinh doanh có thời điểm bị ngưng trệ, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ sụt giảm, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, người lao động thất nghiệp, đời sống của một bộ phận người dân gặp khó khăn.
DNVN - Bất chấp dịch bệnh Covid-19 và sự đe dọa đến từ các nền tảng truyền hình Internet xuyên biên giới, thống kê doanh thu năm 2020 của toàn thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam ước đạt 8.700 tỉ đồng, tăng 1,1% so với con số 8.600 tỉ đồng ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên số lượng thuê bao bị giảm 33.000 thuê bao.
Với sức hấp dẫn từ thị trường gần 100 triệu dân, cùng với việc tham gia nhiều Hiệp định FTA, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều loại hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, hiệp định RCEP vừa được ký kết tiếp tục đặt ra vấn đề làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, khi lợi thế "sân nhà" gần như không còn.
DNVN - Theo ông Phan Thanh Giản, CEO Clip TV, để quản lý thị trường OTT TV thì chính sách phải vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam, vừa tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hợp tác, chuyển giao và học tập từ các đơn vị nước ngoài để cùng khai thác thị trường.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dược nói riêng nhưng cùng với đó là những thách thức khi các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia có cơ hội “tràn” vào Việt Nam khiến cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
DNVN - Các DN châu Âu không chấp nhận kiểu làm ăn "sáng nắng chiều mưa". Với họ, chất lượng sản phẩm, giá cả ổn định và lòng tin là rất quan trọng. Đặc biệt, người châu Âu quan tâm đến trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động chứ không chỉ chú trọng hàng hóa. Vì vậy muốn làm ăn lâu dài với họ đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải giữ chữ tín.

End of content

Không có tin nào tiếp theo