Tìm kiếm: dự-án-xi-măng
Trước tình trạng nguồn cung xi măng trong nước dư thừa, nhiều DN xi măng cực chẳng đã phải tìm hướng XK. Thế nhưng việc XK này không đem lại hiệu quả như mong muốn, trái lại có nguy cơ gây thiệt hại cho DN lẫn nền kinh tế.
Nhằm tránh viễn cảnh khủng hoảng thừa 40 triệu tấn xi măng năm 2020, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét, rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành xi măng. Tuy nhiên, việc dừng dự án đã trên đà triển khai không hề đơn giản.
Với số lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xi măng không có khả năng trả nợ. Trong khi những dự án này khi vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, nên Bộ Tài chính phải trích Quỹ trả nợ nước ngoài để trả nợ thay.
Trong khi số liệu của Bộ Công thương cho thấy, lượng tồn kho của ngành xi măng trong 10 tháng đầu năm tăng 51,3% (xấp xỉ 4 triệu tấn), thì vẫn tiếp tục có hàng chục ngàn tỷ đồng được bỏ ra để làm tăng thêm lượng xi măng tồn kho.
Đầu tư ồ ạt, đi trước quy hoạch, hạn chế trong công tác nghiên cứu, dự báo thị trường đang khiến ngành xi măng có nguy cơ vỡ trận, khi một số doanh nghiệp lớn đã phải giãn hoặc tạm dừng sản xuất, còn các doanh nghiệp nhỏ thì lâm vào tình trạng sống dở, chết dở.
Trong số 5 doanh nghiệp thua lỗ gây nhức nhối trong ngành xi măng hiện nay đã có 4 là do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư. Đó là: Xi măng Đồng Bành, Cẩm Phả, Thái Nguyên và Hạ Long.
Số liệu mới nhất từ Thanh tra Chính phủ cho thấy, số tiền vi phạm của 5 tập đoàn, tổng công ty trong đợt thanh tra những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 đã là trên 30.000 tỉ đồng.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Tập đoàn Sông Đà vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài Bộ Tài chính để trả nợ Ngân hàng Natixis (CH Pháp).
End of content
Không có tin nào tiếp theo