Tìm kiếm: giải-cứu-bất-động-sản
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, giá bất động sản thời gian qua đã giảm tuy nhiên mức giảm vẫn đủ để doanh nghiệp có lãi hoặc hòa vốn. Việc các doanh nghiệp quảng cáo giảm giá 40-50% chỉ là chiêu quảng cáo tăng giá lên, hạ giá xuống. Và mặc dù giá đã giảm nhưng vẫn cao hơn thu nhập trung bình của người dân nên thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm.
Nhận định về kinh tế năm 2014, các chuyên gia đều cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn như một con đường còn lắm chông gai.
TS Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho biết, gói 30.000 tỷ là một chiêu PR. Vấn đề lớn nhất của bất động sản hiện nay là vấn đề giá cả. Hoặc thu nhập người dân tăng hoặc giá bất động sản phải giảm nếu không tình trạng bất động sản đóng băng sẽ tiếp diễn trong năm 2014, 2015, 2016...
TS Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho biết, gói 30.000 tỷ là một chiêu PR. Vấn đề lớn nhất của bất động sản hiện nay là vấn đề giá cả. Hoặc thu nhập người dân tăng hoặc giá bất động sản phải giảm nếu không tình trạng bất động sản đóng băng sẽ tiếp diễn trong năm 2014, 2015, 2016...
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, thị trường bất động sản năm 2014 chắc chắn sẽ đổ vỡ, sẽ có khoảng 60-70% doanh nghiệp bị đổ vỡ, chỉ còn khoảng 20-30% doanh nghiệp có thể tồn tại. Rất khó để tìm ra biện pháp cứu bất động sản, những biện pháp giải cứu đáng ra phải được thực hiện từ năm 2011.
Tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, sáng 23/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, chưa có dự án nhà ở nào giảm giá, việc giảm giá chỉ dừng lại trên báo cáo. Trước đó, báo cáo của Bộ Xây dựng lại cho thấy, giá bất động sản đã giảm mạnh trong suốt một thời gian dài, nhiều dự án giảm tới 50%.
"Tôi thấy lạ là các dự án bất động sản quanh khu vực Hà Nội chỉ thấy nói giảm giá, chứ thực tế không hề giảm".
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Ngân hàng tiết kiệm nhà ở năm 2017 hình thành khi thu nhập của người Việt là 4.000 USD/năm sẽ là liều thuốc cứu thị trường bất động sản. Trong khi, gói 30.000 tỷ cứu bất động sản đang triển khai với nhiều kỳ vọng trước đó về việc sẽ cứu bất động sản đang phá sản.
Chính sách nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà chỉ giải quyết được khoảng vài ngàn người đang sống và làm việc tại Việt Nam có nhu cầu mua nhà để ở tạm chứ không có khả năng hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản (BĐS).
Hết 3 năm hưởng lãi suất mua nhà 6%, nhiều người dễ rơi vào cảnh điêu đứng bởi lãi suất thả nổi có thể vọt lên rất cao, vượt xa khả năng chi trả của người thu nhập thấp , chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh làm địa ốc bật dậy mà chỉ là hỗ trợ thị trường ấm dần lên.
Tuần qua, một lần nữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay. Theo ông, hiện nay mức 10 - 13%/năm là hợp lý.
Lo ngại việc rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể cầm máu nhưng vết thương khó lành, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng nên để thị trường tự điều chỉnh để sau 4-5 năm có thể quay về thời hoàng kim.
Doanh nghiệp chờ chính sách mới, khách hàng chờ giá giảm thêm, nhà đầu tư chờ thị trường khởi sắc mới trở lại.... làm địa ốc vốn khó khăn càng thêm trì trệ.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý ở Bản tin kinh tế vĩ mô do Ủy ban Kinh tế của QH chủ trì thực hiện (dựa trên cơ sở ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia kinh tế).
End of content
Không có tin nào tiếp theo