Tìm kiếm: hồ-nuôi-cá
Trước ngày Tết ông Táo, làng cá chép đỏ Hữu Hậu, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh tấp nập, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Công sức một năm qua của người dân nơi đây đã thu lại nhiều thành quả. Nhờ những ao cá chép đỏ này, người dân làng Hữu Hậu kỳ vọng có được cái Tết no ấm hơn.
Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vốn là vùng bãi ngang ven biển, người dân sinh sống trên các vùng cát trắng với kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhờ tìm ra và mở rộng mô hình nuôi cá lóc trên cát, nhiều hộ dân nơi đây đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo.
Năm 18 tuổi, khi bạn bè nghĩ đến tương lai tươi sáng vào đại họ thì Bảo lại nghĩ đến việc tạo lập kinh tế cho riêng mình. Sau hơn 10 năm tâm huyết với mô hình nuôi cá điêu hồng, giờ đây anh đã có cuộc sống thong thả mà không ít người thầm ước ao.
Nhằm giúp đồng bào Ca Dong thoát nghèo, huyện miền núi Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) đã mạnh dạn thí điểm mô hình nuôi cá tầm và trồng cây mắc ca trên đồi núi. Sau gần 3 năm triển khai 2 mô hình kinh tế táo bạo này bước đầu cho thấy thành công.
Từ trước tới nay, ở các huyện vùng cao, người dân thi thoảng kiếm được bữa cá sông suối nhưng số lượng hạn chế do bị đánh bắt kiểu tận diệt. Cá chuyển từ miền xuôi lên thì giá bị đẩy lên cao 3 tới 4 lần.
Lập nghiệp ở vùng chuyên canh cây cà phê, song cựu chiến binh Phạm Văn Luốn, thôn1, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum lại giàu lên từ nghề nuôi cá.
Tận dụng hồ nuôi cá diêu hồng của gia đình, anh Nguyễn Bá Luyện ở thôn Tân Lập, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, Bình Định đã đầu tư nuôi cá Koi, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Sáng 9/8, ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch UBND xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc bé trai bị đuối nước trong lúc ra hồ chơi.
Ông Lò Văn Ban, bản Bó Ban (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ sông Đà nuôi 8 cá lồng để phát triển kinh tế gia đình. Không dùng thức ăn công nghiệp, chỉ cho cá ăn cỏ và lá chuối, mỗi năm ông thu lãi 200 triệu đồng.
Một ngày, trở về vùng biển Vinh Thanh (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), ông Nguyễn Văn Hưng gặp ông Nguyễn Hối- một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này và “bắt tay” hợp tác làm ăn. Ông Hưng cho ông Hối thuê lại 50% diện tích hồ nuôi trong thời hạn 5 năm.
Với nhiệt huyết và khát vọng làm giàu của tuổi trẻ, một nhóm thanh niên ở huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) cùng nhau khởi nghiệp bằng mô hình tổ hợp tác (THT) nuôi cá chình, phát triển kinh tế ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Một nhà khoa học Indonesia bị cá sấu ăn thịt khi nó nhảy cao 2,5 mét qua bức tường và xé thi thể nạn nhân.
Hiếm có ai dám đưa cả 15 khối đất, ao sen nhỏ, hàng chục gốc hồng, lan, vườn rau,... lên sân thượng tầng 8 như chị Thúy. Nắng gắt có, nóng có, không khí khô, gió, mưa, bão... cũng thừa, nhưng chưa có điều gì làm khó được bà mẹ đảm đang với niềm yêu hoa lá, cây cỏ...
Ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Võ Văn Khoa ở thôn An Ngãi Tây (xã Hoà Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã bỏ trồng lúa, mạnh dạn đầu tư đào ao nuôi cá với diện tích 1, 5ha, thu lãi 300 triệu đồng mỗi năm.
(DNVN) – Kiếm chục tỷ/năm nhờ nuôi cá khổng lồ, kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, bỏ ngân hàng lương cao về trồng rau, dưa hấu 4 triệu/quả vẫn hút giới nhà giàu Việt… là những tin tức đáng chú ý trong bản tin tài chính kinh doanh hôm nay (23/9).
End of content
Không có tin nào tiếp theo