Tìm kiếm: hội-nông-dân
Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư không tốn kém, mô hình nuôi dê không chăn thả (nuôi dê nhốt chuồng) đang được người dân ấp Phong Phú, xã Long Phước, TP. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đầu tư phát triển và nhân rộng.
Không muốn xa gia đình, vợ con, anh Nguyễn Văn Vương ở thôn 2 An Lạc, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo (Tp. Hải Phòng) đã về quê cùng vợ làm giàu từ trồng rau an toàn, nuôi dế, nuôi chim bồ câu Pháp, nuôi tắc kè...bước đầu cho thu nhập từ 400 -450 triệu đồng/ năm. Nhiều người gọi trang trại của anh Vương là trang trại nuôi thập cẩm con đặc sản.
Quyết tâm làm giàu tại quê, anh Trần Quang Đức (47 tuổi, ở thôn An Tân, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà siêu đẻ kết hợp với nuôi cá. Với mô hình nuôi gà, nuôi cá này, mỗi năm anh có dư trên 120 triệu đồng.
Trong những năm qua, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giúp cho nhiều hội viên, nông dân xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, góp phần giúp hội viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Ông Hồ Đức Tài, trú tại tổ 4, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đang nuôi đàn rắn hổ mang bành lên tới hơn 1.000 con. Ông Tài cho biết, chưa có loài vật nuôi nào mà có tỷ lệ hao hụt thấp như nuôi rắn hổ mang. Cũng nhờ nuôi loài mãng xà cực độc này mà gia đình ông Hồ Đức Tài ngày càng khấm khá hẳn lên nơi thị trấn miền núi còn nghèo này.
Ông Nguyễn Văn Mật, ngụ ấp Long Hậu, xã Phú Long, huyện Phú Tân (An Giang) trồng 120 cây táo trong vườn mà cây nào cây nấy trái sai từ gốc lên ngọn. Ai vào vườn táo nhà ông Mật thời điểm hái trái này đều mê.Bình quân 2ngày ông Mật hái 40kg táo bán với giá 16.000-20.000 đồng/kg.
Trong những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) và các cấp hội, đoàn thể đã thực hiện ủy thác hiệu quả nhằm đưa nguồn vốn ưu đến hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhiều hộ vay vốn đầu tư trồng xoài Úc, xoài Đài Loan trở nên khá, giàu.
Hộ gia đình ông Phạm Văn Lợi Em, ngụ tại ấp Hòa Thọ, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành (Kiên Giang) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cù nèo. Cù nèo vốn là loại rau đồng mọc hoang dại khắp nơi. Thế nhưng loài rau dại này lại đang mang về thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Đây là chuyện lạ ở Kiên Giang.
Vài năm trở lại đây, với phương pháp phủ nilon, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Hòa, nơi có diện tích trồng cà pháo lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi đã nâng cao năng suất ây trồng này tăng lên gấp đôi. Vì vậy, nhiều hộ dân nơi đây đang đổi đời nhờ...cà pháo.
Đang làm kỹ sư cho một doanh nghiệp nước ngoài, anh Nguyễn Hoài Thanh, xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi, TP.HCM) bỏ ngang về nuôi con tép kiểng và thành danh từ đây. Trong giới chơi thủy sinh ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, nhắc đến anh rất nhiều người biết, bởi con tép kiểng của anh đã trải dài từ Nam ra Bắc.
Sau 9 năm tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C với Công ty Nestle, các hộ dân ở xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tập quán canh tác để nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
Với việc nhạy bén lựa chọn trồng xen mít và bưởi da xanh, ông Nguyễn Văn Ngài (SN 1966) ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) thu lợi ít nhất 250 triệu đồng/năm từ mít Thái trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch. Ông Ngài trồng mít Thái siêu sớm còn cho thu lợi kép khi có thể tỉa trái xấu, hái lá mít để nuôi thêm đàn dê.
Mỗi năm làm chỉ 1 vụ nhưng rau muống lấy hạt ở xã Hiệp Thương, huyện Phú Tân (An Giang) cho thu nhập khá cao, thu hút số hộ tham gia ngày càng đông. Nhờ sản xuất ít “đụng hàng”, năm nay bà con phấn khởi vì tiếp tục được mùa, được giá.
DNVN - Đắk Lắk được xem là “thủ phủ” của cây bơ với trên 4.500 ha, sản lượng mỗi vụ khoảng 38.000 tấn, trong đó, bơ Booth chiếm 2.100 ha, sản lượng trên 20.000 tấn.
Chi Lăng là một trong những xã đi đầu trong phát triển kinh tế của huyện Chi Lăng (Lạng Sơn). Riêng đối với cây na-loại quả "mở mắt" khi chín, mỗi năm xã Chi Lăng đã thu gần 100 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo