Tìm kiếm: khuyến-nông
Trong những năm qua, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giúp cho nhiều hội viên, nông dân xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, góp phần giúp hội viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong bể tròn khung sắt được anh Trần Văn Triệu ở ấp Cây Còng, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) thực hiện đạt được hiệu quả cao. Anh Triệu bỏ ra 1,5 tỷ đồng đầu tư 6 bể và các ao lắng. Qua 2 đợt thu hoạch tôm bán, mỗi đợt anh Triệu có lời lên tới 500 triệu đồng.
Dù lợi nhuận mang lại không cao nhưng hiệu quả đạt được từ cây dưa chuột đã mang lại cho gia đình ông Bùi Văn Định, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Ông Định trồng hơn nửa ha dưa chuột, hơn 30 ngày sau có trái, hái đến đâu thương lái đến mua hết.
Chàng trai trẻ Nguyễn Anh Tuấn ở thôn Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã nghiên cứu đầu tư nuôi dế. Cứ gần 2 tháng, Tuấn lại thu hoạch cả gần 1 tạ dế thịt thương phẩm. Với loại dế thịt đã sơ chế cắt cánh, Tuấn bán giá 200 ngàn đồng/ký.
Với thế mạnh về đất vườn, ao, rừng rộng cùng với sự mạnh dạn, lão nông Đoàn Văn Bường (76 tuổi) thôn Quảng Hồng I, xã Quảng Lạc, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã đầu tư trồng các loại rau, cây ăn quả, nuôi ong kết hợp với trồng rừng... mỗi năm “hái” hơn 100 triệu đồng.
Nhờ trồng cỏ voi, nuôi bò nhốt chuồng, mỗi năm “đều như vắt chanh” anh Lò Văn Quý, dân tộc Thái, bản Lè B (xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập 200 triệu đồng/năm. Bà con trong bản nói vui: Nhờ nuôi con ăn cỏ, uống nước lã mà anh Quý thu lãi trên trăm triệu đồng mỗi năm.
Nơi vùng quê heo hút ở bản Mâm, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, chị Lò Thị Miến biết đầu tư nuôi những loài con đặc sản như gà Mía, vịt bầu cổ xanh, lợn đen...kết hợp trồng nhãn. Mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng-VAC của chị Miến mỗi năm cho thu nhập cả trăm triệu đồng.
Nhiều hộ gia đình ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn con dê làm vật nuôi chính để phát triển kinh tế.
Thời gian qua, phong trào ương ép, nuôi dưỡng cá đặc sản bán giống trên địa bàn phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (tỉnhTiền Giang) phát triển mạnh. Nhờ đó mà nhiều nông dân đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Điển hình trong số đó có ông Tăng Văn Trí (sinh năm 1949), ngụ khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ.
Ông Phan Như Phi (thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) hồ hởi khoe với chúng tôi: “Hơn 10 năm nay, gia đình tôi có nguồn thu nhập khá, cuộc sống không còn khó khăn như trước. Tất cả là nhờ nuôi heo đen-hay còn gọi là heo mọi. “Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng”.
Cá hô, loài cá được biết tới như đặc sản của xứ Nam Bộ sông nước đã cho thấy sự thích ứng với miền đất cao nguyên. Từ nuôi cá hô dưới ao đất, mới đây thử nghiệm nuôi cá hô trong lồng bè đã cho kết quả khả quan, mở ra cơ hội cho nông dân Lâm Ðồng một loại vật nuôi có giá trị.
Ruộng lúa của một gia đình ở xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) được gieo sạ từ trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang phát triển bình thường bất ngờ chết cháy hàng loạt. Nghi ngờ bị bỏ thuốc diệt cỏ, gia đình “khổ chủ” đã làm đơn báo cáo cơ quan chức năng.
Nhờ trồng đào thế để phục vụ nhu cầu chơi hoa trong dịp Tết Nguyên Đán, ông Trần Ngọc Khản,tổ 7, phường Chiềng Sinh (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) đã thu lãi trên 120 triệu đồng.
Nuôi tôm càng xanh trên đất lúa được xem là mô hình bền vững được nhiều nông dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) lựa chọn. Cận Tết Nguyên đán là thời điểm bà con tất bật thu hoạch tôm.
Bưởi tạo hình, dưa hấu thỏi vàng và xoài khắc chữ là sản phẩm được người mua đang săn đón. Hiện tại thị trường miền Tây, giá sản phẩm này dao động 600-2,4 triệu đồng/cặp nhưng vẫn “cháy” hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo