Tìm kiếm: lễ-cúng
Đối với người Việt Nam, Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan và là một trong những ngày Rằm lớn nhất năm. Các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 7 từ ngày 2/7 đến trước 12h đêm ngày 14/7 Âm lịch. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao lại làm như vậy.
Nhiều người quan niệm, không nên mua vàng trong “tháng cô hồn” vì sợ gặp điều xui xẻo.
Nhuộm trứng đỏ là một trong những tục truyền lâu đời, không thể thiếu trong dịp lễ tết; đặc biệt là trong Lễ cúng bản của người La Hủ ở Lai Châu).
Lễ cúng rừng của người Pu Péo (Hà Giang) được tổ chức với mục đích cầu sự an lạc cho vạn vật, sự an lành cho con người, súc vật và cỏ cây…
Cũng như trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, lửa đã thắp sáng tâm linh của người Cơ Ho bằng những giá trị thiêng liêng của nó. Chính vì vậy, trong những dịp buôn làng mở hội, họ đều tổ chức lễ cúng gọi thần Lửa với những nghi thức đặc biệt thiêng liêng...
Lễ cúng nhập hồn lúa của người M’Nông vừa là nghi thức tâm linh, gọi thần lúa từ nương rẫy về kho, ở cùng với các thành viên trong gia đình, vừa là để phù hộ cho mọi người có sức khỏe, sung túc cả năm…
Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Lễ cúng cổng bon là một trong những nghi lễ nông nghiệp về cầu an tiêu biểu của người M’Nông ở Đắk Nông được tổ chức với mong muốn các thần mưa gió, thần bão, thần dịch bệnh không gây tai họa cho bon làng trong suốt cả năm…
Trong năm, người Mạ có nhiều lễ cúng. Lễ cúng thần Lúa là lễ lớn nhất trong năm với hình thức hiến sinh bằng việc đâm trâu.
Lễ cúng ruộng của người Chu Ru ở xã Tà Năng, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhằm mục đích tạ ơn thần linh, cầu an cho gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng mùa màng bội thu…
Tạm gác lại các công việc đồng áng, những chàng trai cô gái dân tộc Ê Đê diện bộ trang phục đẹp để đi dự lễ hội cúng bến nước, đây được xem là lễ hội truyền thống rất độc đáo và diễn ra vào đầu tháng Giêng hàng năm.
Nghi lễ đặt tên cho con (hay còn gọi là Nhá Phay) đây là lễ cúng vía đầu tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của người Thái đen.
Ngoài kho tàng truyện thần thoại, ngụ ngôn phong phú được dùng trong đời sống hàng ngày, tục cúng bản được coi là hoạt động nguyên sơ và đặc sắc nhất mà người Cống vẫn giữ được vẹn nguyên. Không dừng lại ở những thủ tục tâm linh, lễ cúng bản còn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người trong bản.
Từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào Cơ Ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.
Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ (nghi thức và lễ hội) gắn với vòng đời người hoặc chu trình sản xuất, đặc biệt là những lễ thức nông nghiệp liên quan đến vòng đời của lúa. Mà tiêu biểu là lễ cúng lúa giống - một trong những nghi lễ quan trọng nhất gắn liền với phong tục sản xuất của người Ê Đê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo