Tìm kiếm: làm-giàu
Chúng tôi đến tham quan vườn tiêu 10 ha trồng xen với cây hoài sơn (củ mài) đang thời kỳ thu hoạch ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ấn tượng với chúng tôi không chỉ là những trụ tiêu nặng trĩu quả đang độ chín trên cao, mà ở dưới lòng đất cũng đang lộ ra những củ hoài sơn to dài (củ mài) đang chờ thu hoạch.
Tốt nghiệp đại học ngành phiên dịch tiếng Hoa nhưng chàng trai Ngô Chiến Thắng ở ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ lại nổi tiếng tại địa phương nhờ mát tay trong nghề nuôi lươn không bùn và sản xuất cá giống.
Ông Hồ Văn Nhiều, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã chuyển từ nuôi cá thác lác cườm sang nuôi cá heo đuôi đỏ-loài cá đuôi đỏ và kêu éc éc rất dễ thương. Ông Nhiều và 2 người anh, em ruột khác nuôi 9 bè cá heo đuôi đỏ, tới thời kỳ xuất bán, có ngày thương lái xuống cân cả 100 ký cá với giá từ 280.000-300.000 đồng/ký.
Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, ông Nguyễn Văn Út (sinh năm 1967, ngụ ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) nuôi cá lóc trong bồn. Từ một vài bồn ban đầu, đến nay số lượng nuôi đã lên đến 6 bồn. Ông Út phấn khởi cho biết, sau 3 đợt xuất bán đã thu về lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng.
Với thế mạnh về đất vườn, ao, rừng rộng cùng với sự mạnh dạn, lão nông Đoàn Văn Bường (76 tuổi) thôn Quảng Hồng I, xã Quảng Lạc, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã đầu tư trồng các loại rau, cây ăn quả, nuôi ong kết hợp với trồng rừng... mỗi năm “hái” hơn 100 triệu đồng.
Xuất phát từ đam mê, chị Trương Thị Thu nay đã có vườn lan mokara và ngọc điểm trị giá tiền tỷ tại thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu). Vườn lan này cũng cho gia đình chị Thu mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Điểm chú ý, vườn lan bạc tỷ được chị Thu gây dựng từ khu đất rẫy.
Từ mô hình nuôi loài chim trĩ quý hiếm, đến nay bà Vũ Thị Lành (đội 7, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã gây dựng thành công trang trại nuôi chim trĩ sinh sản và chuyên bán chim trĩ giống với doanh thu hàng chục triệu đồng/tháng.
Cứ đến hẹn lại lên, cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch hàng năm, nông dân của nhiều vườn dâu ở Quốc Oai (Hà Nội) lại mỏi tay thu hoạch dâu chín mọng.
Được giao quản lý, chăm sóc vườn cây ăn trái của gia đình, anh Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1990, thôn An Lương, xã Long Giang, thị xã Phước Long (tỉnh tỉnh Bình Phước) đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó, gần 1 ha cây ăn trái gồm: bưởi, mận, ổi, quýt đường của gia đình anh Nam phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao.
Sau nhiều lần thất bại, tiêu tốn hàng chục triệu đồng, cuối cùng chàng trai trẻ 9X Lê Đức Linh (25 tuổi, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cũng sở hữu cả trại dúi với số lượng khoảng 200 con. Chỉ ăn tre, mía trung bình một năm "đàn chuột"-cách người dân ỏ đây gọi đàn dúi của anh Đức “đẻ” ra hơn 120 triệu đồng.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) trồng xen canh cây chuối, hồ tiêu với cây đinh lăng để làm dược liệu. Cây 5 năm tuổi, người trồng có thể thu hoạch củ đinh lăng, với giá bán từ 1.000.000-1.500.000 đồng/kg tùy loại.
Từng là người không biết gì về hoa hồng cổ mà dân trong nghề gọi là "gà mờ", đến nay, anh Đỗ Thiện Nhân, xóm 1, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trở thành tay chơi hồng cổ có tiếng.
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái".
Nhờ vỗ béo đàn lợn bằng thức ăn tự nhiên như ngô, bèo ao, thân cây chuối, lão nông Lò Văn Hinh (sinh 1974, dân tộc Thái), ở bản biên giới Lả Mường (xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã thu lãi 100 triệu đồng mỗi năm.
Với nhiệt huyết và khát vọng làm giàu của tuổi trẻ, một nhóm thanh niên ở huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) cùng nhau khởi nghiệp bằng mô hình tổ hợp tác (THT) nuôi cá chình, phát triển kinh tế ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo