Tìm kiếm: làm-giàu
Với niềm khao khát làm giàu ở nông thôn trên chính quê hương mình, ông Vũ Ngọc Dương (65 tuổi, trú tại thôn Đồng Châu, xã Đông Minh, huyện Tiền Hải (Thái Bình) là một trong những người đi đầu và xây dựng thành công mô hình làm ao cho ngao đẻ, nuôi ngao sinh sản, ươm ngao giống ở huyện Tiền Hải và đem lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Với mô hình nuôi loài cá bông lau trong ao đất, anh Lâm Thành Lâm, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng lãi hơn 400 triệu đồng mỗi năm.
Sau hơn 3 năm “ăn ngủ” cùng cá hồi, giờ đây chàng trai người Dao Triệu Văn Trình (sinh năm 1985, ở thôn Khuổi Cấp, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đã có nguồn thu đều đặn hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Thời gian qua, nhờ tiếp cận được nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (Agribank Lý Sơn), hàng trăm nông dân đã bám biển để phát triển chăn nuôi cá lồng bè, trồng tỏi.
Ông Bùi Ngọc Cử ở tiểu khu 428, xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã nghiên cứu và áp dụng thành công mô hình trồng nấm linh chi từ cây keo. Đây không chỉ là chuyện lạ ở Sơn La mà còn là chuyện lạ trong giới trồng nấm linh chi của cả nước.
Chị Trần Thị Ngọc Nhi (26 tuổi, ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) đối với cây lục bình có một ý nghĩa rất quan trọng, một cách làm giàu khác người. Suốt 5 năm qua, từ những loài cây hoang dại này, Nhi đã “hô biến” chúng thành những chiếc túi xách thời trang vô cùng độc – lạ, với hơn 400 mẫu mã bắt mắt.
Từ những kiến thức về nghề nuôi thỏ mà mình tự học được, ông Nguyễn Vũ Ba (48 tuổi, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã xây dựng được mô hình nuôi thỏ lên đến 2.000 con, cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Phạm Xuân Đức (35 tuổi) trú ở xóm 2, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ về quê để xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu và dế thương phẩm, bước đầu mô hình của anh đã cho thu nhập hơn chục triệu/ tháng.
Vào thời điểm này, người dân xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đang vào vụ thu hoạch đại trà dưa lê với mỗi sào trừ chi phí, lãi trên 10 triệu đồng.
Nhờ cách làm lạ mà hay là phòng trị bệnh cho đàn cá đặc sản bằng tỏi và muối, Hợp tác xã (HTX) Huổi Pản (xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) không những tiết kiệm được chi phí thuốc thang mà mỗi năm còn đem lại nguồn thu không nhỏ cho các thành viên.
Là người đầu tiên nuôi tằm làm thực phẩm, làm món nhậu tại địa phương, chị Nguyễn Thị Hậu, ở thôn xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, (Tp Hải Phòng) đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế bất ngờ.
Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả như xoài, cam, bưởi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Và một trong số đó là gia đình ông Trần Ngọc Thắng ở tiểu khu Nà Sản.
Xa người thân và bạn bè, sống giữa lưng chừng đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải cách mực nước biển hàng nghìn mét, chàng trai 9x Nguyễn Như Quỳnh (SN 1990) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ nghề nuôi cá quý tộc-cá hồi.
Nuôi tằm làm thực phẩm sạch đang là hướng phát triển kinh tế của nhiều hộ dân xã Tam Đa, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Điều thú vị, nuôi tằm làm thực phẩm sạch không phải vất vả trồng dâu làm thức ăn như nuôi tằm lấy tơ mà chỉ tận dụng lá sắn để làm thức ăn cho nó.
Bản Ten Hom, xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Nơi đây, có nhiệt độ trung bình tại đây 17 độ C, thuận lợi về thiên nhiên và điều kiện xã hội rất phù hợp cho phát triển nuôi cá nước lạnh: cá hồi, cá tầm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo