Tìm kiếm: lam-giau

Việc một cô gái khởi nghiệp với nghề làm khô cá tra đã tạo thêm một sản phẩm mới và công việc, thu nhập mới cho tỉnh Đồng Tháp. Quá trình khởi nghiệp của chị đã được Ngân hàng CSXH hỗ trợ vay vốn. Mô hình làm khô cá tra của chị Phan Thị Thúy Lan được đánh giá là làm giàu khác người.
Một xóm nhỏ ven sông Hậu thuộc xã Bình Long (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) từ lâu nổi tiếng với nghề dụ dơi về lấy phân bán. Những vị cao niên ở đây cũng không nhớ họ làm nghề này bao lâu, nhưng nhờ nó mà gần chục gia đình có cuộc sống đủ đầy. Và cái tên “Xóm dơi” cũng bắt nguồn từ đó….
Mô hình trồng ổi nữ hoàng trong vườn của Phan Văn Nhỏ, ấp Thạnh Hòa, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang được mọi người khen nhiều lắm. Bởi trên bờ anh trồng ổi nữ hoàng, trái ngon lành anh mang bán 10.000 đồng/ký, còn những trái xấu, trái hư anh không vứt đi mà mang cho đàn cá tai tượng 1.000 con để chúng ăn chóng lớn.
Chị Hoàng Thị Nớm, xóm Bản Kỉnh, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) nhờ mang cây rau dạ hiến-loài rau rừng mọc hoang dại về giâm trồng ở núi đá sau nhà mà giờ có thu nhập cao. Rau dạ hiến, hay còn gọi là rau bò khai khi giâm xuống tốt vù vù, ngọn vươn dài, giòn, dễ gãy và xào lên thì thơm lừng gây cảm giác thèm ăn.
Nhắc đến vùng đất U Minh Thượng, ai cũng biết đến những sản vật được thiên nhiên ban tặng, như mật ong rừng, rắn, rùa, chim cò, trong đó nguồn lợi cá đồng một thời được xem là “túi cá” của tỉnh Kiên Giang. Ấy thế, giờ đây tìm về nơi này chỉ nghe lại những câu chuyện kể, còn nguồn cá đồng ở đất U Minh đang dần bị cạn kiệt.
Ngư dân giăng lưới đêm trên sông Hậu (đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) bắt dính nhiều cá cóc, loại từ 1-3kg/con. Hiện nay, cá cóc- loài thủy sản nước ngọt này được xem là đặc sản, thịt thơm ngon, bổ dưỡng. Cá cóc được các quán ăn, nhà hàng thu mua mạnh nên có giá dao động từ 130.000- 200.000 đồng/kg (loại trên 1kg/con).

End of content

Không có tin nào tiếp theo