Tìm kiếm: lao-động-trẻ

Cơ hội cho Việt Nam phát triển bất động sản công nghiệp rất lớn với các hiệp định thương mại tự do và thế giới nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á để thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sắp chính thức có hiệu lực trong tháng 5 này đối với cả EU và Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt cần ở tư thế sẵn sàng “đường băng” giao thương với EU, đẩy mạnh xuất khẩu ngay khi kết thúc dịch Covid, nhất là tính đến việc tận dụng EVFTA.
Với gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc vực dậy thị trường lao động là cả bài toán nan giải. Điều quan trọng là sớm hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cho giai đoạn hậu dịch bệnh để giải quyết bài toán này.
Quá trình thực hiện Thỏa thuận về Lao động kỳ nghỉ kí năm 2015 giữa hai nước đã thu hút sự quan tâm lớn của nhiều lao động Việt Nam mong muốn làm việc tại Australia. Kể từ khi thực hiện chương trình này, hàng năm Việt Nam đã sử dụng hết hạn ngạch được phép (200 lao động) để đưa lao động Việt Nam sang Australia làm việc trong thời hạn 1 năm.
DNVN - Theo ông Nobufumi Miura - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Chính phủ Việt Nam cần xác định nghiêm ngặt các công ty xuất khẩu lao động bất hợp pháp này để đảm bảo khả năng dịch chuyển lao động hiệu quả và bảo đảm an toàn cho hệ thống làm việc ở nước ngoài.
DNVN - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết tinh qua mấy nghìn năm. Nhưng "Làm sao để làng nghề Việt từ lũy tre làng vươn ra thế giới?" thực sự vẫn là câu hỏi khiến các nhà quản lý, các doanh nghiệp và doanh nhân trăn trở.
Tỉnh Phú Thọ xác định: Để phát triển bền vững, thích ứng với cơ thế thị trường đòi hỏi các làng nghề phải đổi mới hình thức, phương thức sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm. Trong đó, yếu tố bảo vệ môi trường (BVMT) vẫn cần đặt lên hàng đầu.
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bên cạnh tạo cơ hội lớn cho ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) do thuế xuất khẩu giảm mang lại, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những thách thức trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ, cam kết về lao động và môi trường.

End of content

Không có tin nào tiếp theo