Tìm kiếm: lão-nông
Lão nông Lù Văn Địa, bản Lả Sẳng (phường Chiềng An, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) từng ăn nên làm ra với nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng do điều kiện không có, ông Địa chuyển sang trồng cây mận. Nhờ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây mận sinh trưởng và phát triển rất tốt. Từ cây mận, gia đình ông Địa đã có cuộc sống ổn định, từng bước làm giàu.
Nuôi dơi-loài thú biết bay thức về đêm săn muỗi, ông Nguyễn Văn Sáu (60 tuổi) ở ấp 1, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai thu lợi đơn, lợi kép khi vừa tiết kiệm tiền mua phân bón cho vườn cây ăn trái, vừa có thêm thu nhập từ loại phân “vua”. Loài dơi đã gián tiếp giúp gia đình ông Sáu có nguồn thu mỗi năm từ 2-3 tỷ đồng.
"Hai Lúa" miền Tây-ông Nguyễn Hoài Hận, 65 tuổi cứ đêm đêm tầm 21-22 giờ cùng với người làm lọ mọ đi thụ phấn cho vườn mãng cầu xiêm rộng 50 công (5ha). Chính cách thụ phấn độc-lạ này và cách chăm sóc đúng kỹ thuật đã giúp mãng cầu xiêm đậu nhiều trái và toàn trái bự.
Năm 2018 nhờ thời tiết thuận lợi, tổng sản lượng trên 30 tấn trái, bán với giá từ 40.000 - 50.000đ/kg, cựu chiến binh Đỗ Văn Nguyền (Út Nguyền), 71 tuổi, quê ở ấp Trường Thạnh, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ thu nhập cả tỷ đồng.
Ở miền sơn cước xã Bản Qua (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), lão nông Đặng Văn San đang sở hữu vườn sưa đỏ trị giá cả tỷ bạc. Ai nhìn thấy “kho báu” của ông San đều trầm trồ thán phục.
Lê Văn Hạnh, 64 tuổi, ngụ ấp 4, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng là người tiên phong ở địa phương nuôi heo rừng thả bán hoang dã. Từ mô hình nuôi heo rừng, bình quân mỗi tháng ông Hạnh có nguồn thu hơn 30 triệu đồng. Đàn heo rừng của ông Hạnh rất thích ăn những trái xoài hư, chín rụng.
Với ý tưởng cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho khách hàng, lão nông Đặng Văn San, dân tộc Dao, thôn Tả Ngảo (xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), đã thành công với trang trại nuôi lợn rừng. Từ nuôi loài lợn lông như chổi xể này, mỗi năm ông San đút túi 150 triệu đồng.
Dúi là loài động vật có răng sắc, giỏi đào hang, thường chỉ phát triển tốt ở vùng rừng núi. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, người dân miền Tây không quá xa lạ với ông Nguyễn Văn Hiếu (63 tuổi; ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), một người chuyên cung cấp dúi giống và dúi thịt cho cả khu vực.
Chuyện cây sưa cổ ở một ngôi đình nọ của Thủ đô Hà Nội được định giá đến cả trăm tỷ chưa “nguội” thì một ngày gần đây tôi lại được “mục sở thị” thung lũng sưa với cả nghìn cây lớn nhỏ.
Ngôi nhà dựng bằng gỗ mít trị giá hơn 2,5 tỷ đồng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, hoa văn chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo.
Bằng cách cho cá trê bột thở ôxy sạch, lão nông Hoàng Minh Đức (ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) vừa hạn chế thất thoát trong khâu ương nuôi cá mà còn có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Trồng mận đắng xen canh với mận lai cho quả sai chi chít-với cách làm đặc biệt này mà vườn mận lai của lão nông Triệu Văn Định ở thôn Phiêng Lầy, xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) năm nào cũng trúng mùa mang lại năng suất cao và nguồn thu khá cho gia đình.
Ông Nguyễn Thành Hạt (58 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Nhung (57 tuổi, ở thôn Thái Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại lộc, Quảng Nam), đang có thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng cây ăn quả. Trong vườn nhà ông Hạt có những cây mít cho trái sai, trái "khổng lồ", khi chín thơm nức cả xóm.
Khi mới mua về nuôi, con lợn rừng của lão nông Đặng Văn San (sinh 1958, dân tộc Dao), ở miền biên viễn thôn Tả Ngảo (xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) chỉ nặng có 10kg. Sau 7 năm chăm sóc, trọng lượng con Lợn rừng đã tăng lên 200kg. Nhiều người dân đến xem gọi lợn rừng khủng của ông San là "quái vật".
End of content
Không có tin nào tiếp theo