Tìm kiếm: mua-giống
Tre Điền Trúc là loại cây có hiệu quả kinh tế khá cao. Tre cho măng quanh năm, măng tre Điền Trúc được nhiều người ưa chuộng… Đó là lý do mà ông Nguyễn Văn Tấn, ở ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) chọn trồng giống tre này hơn 10 năm qua, giúp kinh tế gia đình ngày càng khấm khá.
Ông Chu Văn Nga đã 70 tuổi, vẫn đang là chủ của một cơ ngơi trang trại nuôi gà ở Lạnh Sơn, với gần 500 con gà nòi kết hợp với trồng cây ăn quả mang, lại doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm.
Nhờ tận dụng tốt diện tích mặt nước dưới sông, anh Lê Thanh Hải (sinh năm 1991, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thành công khi thả nuôi ếch Đài Loan trong mùng lưới. Từ 2 mùng ếch ban đầu, đến nay tăng lên 14 mùng, giúp anh Hải kiếm thêm thu nhập khoảng 90 triệu đồng/mùa nuôi.
Trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng cuối cùng chị Đinh Thị Mơ, xinh như hotgirl về quê xóm 11, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu (Nam Định) khởi nghiệp nông nghiệp với nghề nuôi thỏ trắng. Nhờ nuôi loài động vật ăn rau cỏ lông trắng như bông này mà mỗi tháng gia đình chị Mơ có thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng.
Những tưởng, trước nay ở vùng đất Di Linh người dân chỉ chuyên canh cây cà phê và các loại cây ăn trái, nhưng khi bước vào Trang trại hoa phong lan của anh Trần Vĩnh Sương (thôn Đồng Lạc 3 - xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), tôi thực sự ngỡ ngàng trước một khu “bảo tồn thiên nhiên” với hàng trăm loài phong lan khoe sắc.
Mới chỉ 22 tuổi nhưng chàng trai Vũ Đức Nghi (22 tuổi, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã sở hữu trong tay một khu vườn lan với các loại phong lan có giá trị tiền tỷ và thu nhập gần một tỷ đồng mỗi năm.
Giữa những cơn bão “giải cứu” do giá lợn hơi rớt thê thảm hay bệnh dịch tả lợn châu Phi thì đàn lợn rừng lai có bộ lông sọc lửa của gia đình bà Hoàng Thị Quảng (thôn Nà Ràng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) vẫn đắt hàng với mức giá cao gấp 3-4 lần lợn trắng.
Một trong những lý do để thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) nuôi được cá chép trong ruộng bậc thang rất cao là ở đây người dân không sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp...Việc nuôi cá chép trong ruộng lúa bậc thang mang lại lợi ích "kép".
Nơi núi rừng Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), cây sâm Ngọc Linh đã giúp một số người trở thành tỷ phú và cũng là sinh kế để nhiều người dân thoát nghèo bền vững.
Trồng 1ha rau cải bẹ xanh Đông Dư theo tiêu chuẩn VietGAP xanh ngút ngàn ở thung lũng giữa bốn bề đồi núi hoang sơ, ông Kim Văn Dũng, bản 83 (xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã thu lời gần 100 triệu đồng/năm.
Anh Trương Chí Thức, ở ấp 1A, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu là một trong những người thành công với mô hình nuôi lúc nhúc những con rắn ri voi to bự trong bể xi măng. Rắn ri voi to bự được anh Thức bán với giá 500 ngàn đồng/ký.
Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán.
Bắt tôm ăn kham khổ, không dùng thức ăn công nghiệp mà dùng thức ăn tự nhiên để nuôi tôm, đó đang là cách làm của nhiều hộ nuôi tôm ở ven biển của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Đây được coi là là nguồn tôm sạch nên mỗi khi kéo lưới bán là thương lái xếp hàng tranh nhau mua.
Từ đam mê nuôi bồ câu kiểng, ông Lê Văn Nam (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, học hỏi mở rộng thành trại nuôi bồ câu thương phẩm, mỗi năm lời hàng trăm triệu đồng. Trung bình mỗi tháng ông Nam lời 50 triệu đồng từ mô hình nuôi chim bồ câu.
Trong chuyến khảo sát vùng duyên hải ngập mặn ven biển Tây cùng đoàn Đại học An Giang và các chuyên gia nông nghiệp Úc, chúng tôi tìm đến vườn dừa dứa Tám Phong (Sóc Trăng) trong ngày mưa nặng hạt giữa tháng 8 âm lịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo