Quảng Nam: "Giấu báu vật" trong rừng sâu, vùng đất nghèo giờ có nhiều tỷ phú
Sơn La: Nắng chang chang, trồng cải bẹ xanh ngút ngàn, bán lúc nào cũng đắt / Tuyên Quang: Hai chàng hotboy rủ nhau về quê "nghịch đất" trồng rau "5 không"
1. Chập choạng tối, chúng tôi mới khởi động lên các nóc nhà dân. “Đi giờ này người dân mới có ở nhà, chớ ban ngày họ lên rẫy làm lúa hoặc lên rừng chăm cây dược liệu, cắm chốt giữ sâm cả” - ông Hồ Văn Bằng (Trưởng thôn 2, xã Trà Linh) lý giải vì sao không thể đưa chúng tôi đến nhà dân sớm hơn. Theo chân ông, chúng tôi đến thăm nhà ông Hồ Văn Hà và bà Hồ Thị Thanh (nóc Tăk Ngo 2).
Người dân Trà Linh chăm sóc cây sâm Ngọc Linh. Ảnh: D.L
Đường dẫn lên nhà ông Hà khá dốc. Ngang qua 4 con trâu đang nằm nghỉ sau một ngày ăn no giữa lưng chừng lối đi, ông Bằng nói đó là trâu nhà ông Hà đã gầy được từ nguồn hỗ trợ sinh kế ban đầu chỉ một con trâu giống. Nghe có tiếng khách đến thăm, ông Hà với bộ dạng lem luốc vì mới ở rẫy về, ngại ngùng gãi đầu mời khách vào nhà.
Lúc này cả nóc điện đóm đã sáng trưng giữa núi rừng sâu thẳm. Ông Hà khoe: “Lúa rẫy năm ni được mùa, đủ cái ăn. Con tôi bốn đứa, ba đứa lớn đi học hết rồi. Nhà nước quan tâm, cuộc sống bà con mới đỡ khổ. Tự tin thoát được nghèo nên năm nay tôi đã đăng ký thoát nghèo với xã”.
Khi xã Trà Linh vận động người nghèo trồng dược liệu, trồng sâm Ngọc Linh để thoát nghèo, rất nhiều người dân hưởng ứng. Ông Hà đăng ký trồng 50 gốc sâm, đến nay sắp cho thu hoạch. Xã Trà Linh đã hướng dẫn ông điền vào đơn để được huyện hỗ trợ lại tiền mua cây sâmgiống.
Chỉ tay về hướng có rẫy sâm Ngọc Linh, ông Hà nói tiếp: “Thấy họ làm được, tôi cũng làm thôi. Mới trồng thì trồng ít, rồi Nhà nước hỗ trợ sẽ trồng nhiều hơn. Cây sâm nam đã cho thu nhập rồi, 4 tháng thu hoạch mỗi lần cũng được hơn chục triệu. Rồi lấy tiền nớ mua giống sâm Ngọc Linh trồng tiếp”.
Cây sâm nam và sâm Ngọc Linh giờ đây đã trở thành sinh kế chủ yếu của người dân vùng cao Nam Trà My. Như anh Hồ Văn Dân (nóc Tăk Ngo 1) đã tiếp cận với cây sâm Ngọc Linh từ năm 2013. Anh tâm sự, lúc đó mình không có tiền, phải đi làm cho những hộ trồng sâm ở xã, đổi công lấy sâm giống.
Những hộ đã thành công từ trồng sâm Ngọc Linh giúp đỡ người nghèo theo cách hữu hiệu là thay vì trả cho người làm công từ 150 - 200 nghìn đồng/ngày, họ trả từ 3 - 5 cây sâm giống và hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Mức “chi trả” này khá hậu hĩnh, cao gấp 5 - 6 lần so với tiền công. Đó là tinh thần tương thân tương ái mà người dân vùng cao đã làm được, giúp đỡ những người nghèo cùng vươn lên, phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu, anh Dân đi làm đổi giống cây sâm, năm 2017 mạnh dạn vay vốn hỗ trợ từ huyện 25 triệu đồng dành cho hộ nghèo.
Anh mua giống sâm 2 năm tuổi về trồng, rồi được xã Trà Linh nghiệm thu và đề xuất huyện hỗ trợ sau đầu tư là 14 triệu đồng. Cũng trong năm đó, anh đã thoát được cái nghèo đeo bám. Cứ thế, anh vừa đi làm cho người khác, vừa chăm sâm của nhà mình. Đến nay vườn sâm của anh Dân đã lên con số 500 gốc, trong đó 20% đã cho thu hoạch.
“Giờ không còn nghèo nữa thì cố gắng làm ăn để cho khá lên. Tết vừa rồi tôi sắm đủ thứ trong nhà cũng nhờ cây sâm Ngọc Linh. Ti vi thông minh, tủ lạnh, xe máy... tôi đã mua đủ rồi, giờ chỉ đi làm, cho con đi học” - anh Dân nói.
2.Đời sống người dân ở Trà Linh theo đà phát triển của cây sâm Ngọc Linh đã dần ổn định, thoát nghèo bền vững. Theo lời Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Linh Hồ Văn Huân, xã Trà Linh còn 267 hộ nghèo thì năm 2019 này có 88 hộ đăng ký thoát nghèo bền vững.
Từ ngày cây sâm Ngọc Linh được biết đến nhiều, hầu hết người dân Trà Linh đi chăm sóc sâm, trồng cây dược liệu. Có người vừa đi làm vừa học hỏi, rồi đổi công lấy cây sâm giống, mạnh dạn đăng ký tham gia mô hình trồng sâm, dược liệu để được hỗ trợ vốn.
88 hộ đăng ký thoát nghèo bền vững năm nay đều đã đăng ký tham gia mô hình trồng sâm theo nhóm hộ ở từng nóc. Mỗi nóc như một tổ hợp tác, có kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người cắm chốt bảo vệ vườn sâm luân phiên.
Chia sẻ cách tương trợ cộng đồng ở đây, ông Huân cho biết: “Ở Trà Linh, người dân thôn 1 nằm vùng thấp hơn nên không trồng sâm được vì đất không phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng. Đảng ủy, UBND xã đã họp dân xin ý kiến, bà con đồng tình cắt đất hỗ trợ cho người dân thôn 1 cùng lên trồng sâm Ngọc Linh, trồng dược liệu ngắn ngày như giảo cổ lam, sâm nam...".
Theo ông Huân, từ đó người dân thôn 1 cũng tham gia trồng sâm được từ năm 2016. Cả xã đã có được 41 chốt trồng sâm của người dân ở 4 thôn, giúp giảm nghèo bền vững mỗi năm từ 5 - 7%. Nhận thức của bà con trong bảo vệ, phục hồi rừng trồng sâm được nâng lên, hạn chế khai thác, phá rừng làm nương rẫy, tập trung trồng các loại cây dược liệu dưới tán rừng tốt hơn”.
Theo ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, người dân xã Trà Linh đã thay đổi nhận thức trong cách làm để thoát nghèo, xem cây dược liệu là hướng giảm nghèo bền vững. Tiềm năng và cơ hội phát triển rất lớn, nhưng địa phương cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ. Đó là cây dược liệu trồng, thu hoạch ngày càng nhiều nhưng thị trường tiêu thụ trong nước mới đáp ứng ở mức thấp nhu cầu sử dụng.
“Phải làm sao để sâm Ngọc Linh không chỉ là cây thoát nghèo mà là cây làm giàu. Đã nhiều người giàu nhờ sâm Ngọc Linh, huyện sẽ tiếp tục định hướng, hỗ trợ để người dân di thực cây sâm Ngọc Linh đến một số xã có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tương đồng. Khi đề án du lịch vùng sâm được kết nối thông suốt, sâm Ngọc Linh thành “quốc bảo” thì đời sống người dân Nam Trà My sẽ phát triển tốt hơn” - ông Bửu nói. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần