Tìm kiếm: mua-giống
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, khác với bạn bè trang lứa tìm cơ hội việc làm ở thành phố, cử nhân kinh tế Vũ Văn Lực quyết định về bản Áng, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), thực hiện hoài bão làm nông nghiệp với nghề trồng dâu tây kết hợp làm du lịch sinh thái.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khổ có đến 7 chị em, Vũ Ngọc Tuấn từ một chàng trai với hai bàn tay trắng đã trở thành một chủ trang trại nuôi gà Đông Tảo có tiếng và lớn nhất miền Nam hiện nay. Ít ai biết, anh Tuấn gây dựng trại gà đặc sản Đông Tảo thuần chủng từ...200.000 đồng.
Vì độ hiếm mà đào Thất Thốn được những người chơi cây cảnh gọi là “đặc sản tiến vua” và có giá rất đắt. Thậm chí có cây có giá tới trăm triệu đồng nhưng chủ cây vẫn không muốn bán.
Lương Văn Thuận (SN1992) luôn ấp ủ một ước mơ làm giàu trên mảnh đất nơi mình sinh ra, một địa phương nghèo nhất của huyện miền núi Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Sau nhiều lần thất bại, chàng trai này vẫn kiên trì học hỏi, quyết tâm làm giàu nhờ việc nuôi dế.
Chia tay với nghề giáo, chị Lê Thị Vân đã chọn một hướng đi mới không ai ngờ tới, đó là làm nông nghiệp. Sau hơn 3 năm lăn lộn, chị đã thành công trong việc trồng cây sachi, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sức khỏe, mở ra con đường thoát nghèo cho người dân tỉnh Hòa Bình.
Mô hình nuôi dúi của anh Quách Văn Thạch đang thu hút sự quan tâm của nông dân quanh vùng vì vốn đầu tư ít, ít rủi ro khi nuôi nhưng mang lại hiệu quả kinh tế mang lại khá tốt. Hiện anh Thạch đang bán dúi thịt 750.000-850.000 đồng/cặp, dúi giống là 1,8 triệu đồng/cặp.
Tôm càng không chỉ nuôi ở vùng nước ngọt ở ĐBSCL như: Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang mà hiện tại ở vùng đất ngập nước ven biển Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, tôm càng toàn đực cũng được nuôi rất nhiều.
Năm nay vùng nuôi xã Cam Bình, TP Cam Ranh - “thủ phủ” tôm hùm ở Khánh Hòa không xảy ra dịch bệnh và thiệt hại do mưa lũ, giá bán tương đối ổn định nên người nuôi thắng lợi.
Men theo con đường gập ghềnh sỏi đá, đến thăm trang trại tổng hợp của ông Phạm Văn Ánh ( SN 1962) ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn. Sau nhiều năm mạnh dạn vay vốn đầu tư theo đuổi đam mê, đến nay trang trại của ông khiến cho nhiều người phải trầm trồ ngưỡng mộ.
Chuẩn bị cho thị trường dịp Tết Nguyên Kỷ Hợi 2019, gia đình chị Nông Thị Lợi, thôn Thanh Văn 1, xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nuôi hơn 12.000 con gà trống thiến các loại. Đây cũng là trang trại lớn nhất của tỉnh Bắc Giang nuôi loại gà trống thiến.
Từ việc cung cấp giống gà ra thị trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với giá bán 13.000-16.000 đồng/con/1 ngày tuổi, anh Đào Văn Minh ở thôn 4, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp mang lại thu nhập bình quân cho gia đình khoảng 50 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí.
Trồng bơ đang mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với cây bơ, anh Nguyễn Văn Nhàn ở khu phố 1, thị trấn Hai Riêng lại chọn trồng bơ trái vụ nên thu nhập mang lại còn cao hơn.
Nguyễn Thanh Điền, thôn Tân Phú, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã có thu nhập tốt. Với việc nuôi loài rồng đất mà nhiều người gọi vui là "khủng long mi ni" này, anh Điền bán với giá 300.000 đồng/ký.
Dù nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư, nhưng cô giáo về hưu Nguyễn Thị Nhài, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) vẫn sống vui vẻ, lạc quan với thú điền viên chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Từ nuôi gà thả đồi, thả cá đến trồng hoa, trồng cây ăn quả..
Không phải là một cao nhân về chơi hoa hồng cổ Hải Phòng, dù mới “bập” vào loài hoa đầy sức quyến rũ này hơn 1 năm nay, nhưng chàng trai trẻ Phạm Viết Toản, ở thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng) đã có những kết quả ban đầu ngỡ như trong mơ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo