Tìm kiếm: ngành-chế-biến
5 tháng qua, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm 2020. Theo đó, 5 tháng đầu năm 2020, ngành nông nghiệp xuất siêu gần 3,3 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ. Những tháng cuối năm, nhiệm vụ trọng tâm của ngành là mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ngày 20/5, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để tiến tới có hiệu lực cả với EU và Việt Nam. Với cú hích từ FTA thế hệ mới này, xuất khẩu nông sản được kỳ vọng rất nhiều nếu như tận dụng được các ưu đãi thuế quan và đáp ứng được các tiêu chuẩn cao.
DNVN - Thuyết minh về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) trước Quốc hội sáng 20/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tận dụng tối đa cơ hội cũng như giảm thiểu thách thức gặp phải trong quá trình thực thi EVFTA.
Thu hút FDI vào ngành gỗ tới đây xuất hiện 2 nguy cơ: Vốn kèm theo công nghệ lạc hậu ảnh hưởng tới môi trường, thường tập trung vào sơ chế đơn giản như ván, dăm; đồng thời, doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang rất cần vốn nên dễ mất quyền kiểm soát vào tay nhà đầu tư nước ngoài.
Bộ NN&PTNT dự báo xuất khẩu gỗ sẽ tăng trưởng trở lại trong quý III, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản cả năm đạt khoảng 11,75 tỷ USD.
DNVN - Một trong những nội dung trọng tâm trong thời gian tới của Bộ Công Thương là sẽ làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và các hiệp hội khác để xây dựng kế hoạch hành động, từ đó xây dựng chính sách phù hợp và có nguồn lực cần thiết từ Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
DNVN - Hiện Việt Nam đang thúc đẩy rất mạnh mẽ việc thông qua Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ dừng lại ở câu chuyện phê chuẩn kịp thời mà phải triển khai có hiệu quả bằng những bước đi cụ thể ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Việt Nam đang đứng trước những "cơ hội ngàn năm có một" để có thể thu hút đầu tư, tăng cường nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tầm nhìn chiến lược dài hạn đối với chính sách thu hút FDI và chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo... để có thể tham gia nhóm các nền kinh tế công nghiệp mới nổi trong vòng 5 năm tới.
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm đã chuyển dịch dần các cơ sở sản xuất ra khỏi TPHCM vì lý do giá đất đai, mặt bằng cao.
Theo Bộ Công Thương, bước sang tháng 4, toàn bộ nền kinh tế nói chung đều chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 cả từ hai phía cung và cầu, trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.
DNVN - Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, kéo theo một số sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm sâu và tăng thấp so với cùng kỳ năm ngoái.
Khi “cơn bão” Covid-19 quét qua, cả nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, việc phục hồi nhanh hay chậm sau khi dịch kết thúc còn phụ thuộc vào chính sách và "sức đề kháng" của doanh nghiệp.
DNVN - Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, điều ở miền Nam đang rơi vào tình cảnh khó khăn do thị trường tiêu thụ nông sản giảm cả về lượng và giá. Chẳng hạn như thị trường Trung Quốc, từ tháng 2 đến nay đã giảm gần 90% lượng xuất. Hiện các DN chỉ trông chờ thị trường xuất khẩu khởi sắc trở lại sau khi hết dịch bệnh.
Các siêu thị lớn ngày nay có đầy đủ hàng hóa như: dưa, trái cây, rau quả, thịt, cá... mà bạn có thể mua bất cứ thứ gì bạn muốn. Nhiều loại thực phẩm trong siêu thị nhìn rất đẹp nhưng lưu ý khi mua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo