Tìm kiếm: ngành-thủy-sản
DNVN - Tại hội thảo khu vực về chống khai thác IUU ngày 23/4, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường nhấn mạnh, Việt Nam xác định rõ phát triển nghề cá bền vững là cốt lõi để giải quyết vấn đề khai thác IUU.
Việt Nam đang nỗ lực cao nhất không chỉ vì gỡ thẻ vàng IUU mà vì một nghề cá bền vững và có trách nhiệm.
DNVN - Chia sẻ tại buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, chiều ngày 31/3, doanh nghiệp bày tỏ mong muốn có sự liên doanh, liên kết chặt chẽ giữa những người nuôi biển. Đồng thời, có giải pháp công nghệ chế biến, logistics để nâng cao chế biến sâu thủy hải sản.
DNVN - Thời gian tới, công an kinh tế của các tỉnh, thành ven biển tham gia điều tra, xác minh tàu cá Việt Nam khai thác trên biển, tham mưu cho các cấp làm tốt công tác xử lý vi phạm, ngăn chặn tình trạng tàu cá “ba không” hoạt động (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép), góp phần cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” đối với ngành thủy sản.
DNVN - Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm tham gia Hiệp định Trợ cấp Thủy sản nhằm tạo ra những yếu tố tích cực cho sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản nước nhà.
DNVN - Dù xuất khẩu thuỷ sản đã ghi nhận tín hiệu tích cực và đột phá trong tháng 1 vừa qua nhưng đa số các doanh nghiệp đều phản ánh còn nhiều thách thức, khó khăn có thể làm chậm khả năng phục hồi sản xuất, xuất khẩu.
Còn chưa đầy 3 tháng nữa, EC sẽ có chuyển kiểm tra để quyết định có gỡ thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam hay không.
DNVN - Dù còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức nhưng giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt 9,5 tỷ USD trong năm nay nhờ những cú “bẻ lái” về thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu.
Đà phục hồi cho xuất khẩu tôm Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn ngay từ đầu năm 2024. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), để xuất khẩu tôm năm 2024 đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023 đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục vượt khó trên chặng đường phục hồi.
DNVN - Sau 5 năm thực thi CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã ghi nhận những thay đổi rõ nét. Trong đó, sự gia tăng xuất khẩu vào các nước thành viên CPTPP mạnh mẽ hơn so với các thị trường khác.
DNVN - Hỗ trợ tích cực trong điều tra chống trợ cấp của Mỹ đối với ngành tôm, xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc, có chính sách kiểm soát giá thức ăn nhằm ổn định giá thành nguyên liệu… là những đề xuất được VASEP trình lên Thủ tướng Chính phủ nhằm củng cố và tăng năng lực cạnh tranh cho ngành thuỷ sản.
Tôm Việt Nam có mặt tại hơn 150 quốc gia và vẫn được người tiêu dùng thế giới lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác vẫn có thể cạnh tranh với tôm Việt bằng các biện pháp ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất tôm. Do đó, để tôm Việt Nam giữ vững được vị thế cạnh tranh này, ngành tôm Việt Nam bắt buộc phải có những hướng đi riêng.
Những biến động về kinh tế và nhu cầu tiêu thụ giảm đã tác động mạnh đến chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, dù biến động, nhưng ngành cá tra cũng chỉ biến động trong biên độ của chu kì 2022-2023, trên tổng thể thời gian 3 năm, biến động xuất khẩu cá tra Việt Nam của năm 2023 được đánh giá là kì vọng của sự tăng trưởng trong năm 2024.
Cùng với đầu tư công và tiêu dùng, xuất khẩu luôn góp phần quan trọng trên "cỗ xe tam mã" để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường và phức tạp, nhất là chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia khiến tình hình xuất nhập khẩu toàn cầu gần như chậm lại.
DNVN - Theo các doanh nghiệp thuỷ sản, nếu giải quyết được vấn đề quy trình bảo quản cá đánh bắt, nước thải môi trường và nguồn nhân công tay nghề cao thì ngành surimi và bột cá sẽ sớm gia nhập vào câu lạc bộ tỷ USD trong tương lai gần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo