Tìm kiếm: nhân-giống

Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Với quyết tâm cung cấp nguồn tôm giống chất lượng cho nông dân địa phương, 2 lão nông ở vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) đã kiên trì tìm tòi và thành công trong việc nhân giống tôm sú và tôm càng xanh. Từ việc mát tay “đỡ đẻ” cho tôm, mỗi năm 2 lão nông dân cùng chung chí hướng này lãi tiền tỷ.
Sau khi xuất ngũ về lại địa phương, anh Nguyễn Văn Hoàng, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện cùng anh Nguyễn Bá Khiêm, ở thôn Nguyên Hòa, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã phối hợp cùng nhau xây dựng mô hình nuôi dế. Cứ mỗi lần thu hoạch, anh Hoàng và anh Khiêm thu khoảng 150kg dế thịt, với giá bán dế thành phẩm 200 nghìn đồng/kg.
Không muốn xa gia đình, vợ con, anh Nguyễn Văn Vương ở thôn 2 An Lạc, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo (Tp. Hải Phòng) đã về quê cùng vợ làm giàu từ trồng rau an toàn, nuôi dế, nuôi chim bồ câu Pháp, nuôi tắc kè...bước đầu cho thu nhập từ 400 -450 triệu đồng/ năm. Nhiều người gọi trang trại của anh Vương là trang trại nuôi thập cẩm con đặc sản.
Nằm dọc trục đường chính đi vào trung tâm xã Chiềng Ngần, khu vườn xanh mướt với đủ loại cây trái của gia đình chị Cà Thị Ngắm (1990) và anh Cà Văn Hà (1989) luôn gây sự chú ý cho nhiều người. Nhờ biết cách trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả, mà gia đình anh chị đã có của ăn của để, trở thành 1 trong những hộ khá giả ở xã Chiềng Ngần.
Hộ gia đình ông Phạm Văn Lợi Em, ngụ tại ấp Hòa Thọ, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành (Kiên Giang) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cù nèo. Cù nèo vốn là loại rau đồng mọc hoang dại khắp nơi. Thế nhưng loài rau dại này lại đang mang về thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Đây là chuyện lạ ở Kiên Giang.
Đang làm kỹ sư cho một doanh nghiệp nước ngoài, anh Nguyễn Hoài Thanh, xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi, TP.HCM) bỏ ngang về nuôi con tép kiểng và thành danh từ đây. Trong giới chơi thủy sinh ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, nhắc đến anh rất nhiều người biết, bởi con tép kiểng của anh đã trải dài từ Nam ra Bắc.
Xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ lâu nổi tiếng với hồng xiêm. Cây này có mặt ở khắp mọi nhà, là loại cây giúp nhiều gia đình có thu nhập khá. Ông Nguyễn Văn Đang ở thôn Hoàng Nông có thâm niên trồng hồng xiêm trên 30 năm nay là một điển hình góp phần khẳng định giá trị của cây hồng xiêm trên đất Lô Giang.
Nuôi ruồi lính đen để lấy nguồn thức ăn nuôi lươn, nuôi gà, nuôi cá-đó là mô hình làm giàu của chàng cử nhân Phạm Trung Hiếu, xã xã Ea Riêng, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy sâu canxi phục vụ chăn nuôi không chỉ giảm chi phí, tạo sản phẩm an toàn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

End of content

Không có tin nào tiếp theo