Tìm kiếm: nhà-sàn-truyền-thống
Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được ví như “viên ngọc xanh” giữa đại ngàn. Đến nơi đây, du khách không chỉ được thăm quan, trải nghiệm về vẻ đẹp thiên nhiên mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống, khám phá bản sắc văn hóa độc đáo của người dân địa phương.
Nếu như Lào Cai hay Hà Giang nổi tiếng với những bậc thang vàng rực mùa lúa chín thì huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn lại là những cánh đồng lúa bằng phẳng, trải dài ngút tầm mắt.
Thung lũng Bắc Sơn từng được trang web chuyên về du lịch When On Earth ca ngợi đẹp như “thiên đường màu xanh lá cây trên trái đất”. Nó hiện vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ với những ngọn núi đá vôi cao ngất ngưởng, khí hậu trong lành, những thửa ruộng xanh mướt….
Đến với cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp, du khách sẽ được trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ.
Nằm ở vùng núi cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, quần thể hồ Thang Hen bao gồm 36 hồ nước ngọt tự nhiên, mỗi hồ cách nhau vài chục đến vài trăm mét. Các hồ đều thông nhau bởi các hang ngầm dưới lòng đất. Quanh vùng hồ là một thung lũng rộng lớn, tiếp giáp giữa xã Quốc Toản (Trà Lĩnh) và xã Ngũ Lão (Hòa An), Cao Bằng.
Trên bản đồ du lịch, bản Che Căn ở vị trí trung tâm của vùng đất Mường Phăng lịch sử. Từ đây có thể tới tham quan Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, leo lên đỉnh núi Pú Huốt nhìn toàn cảnh TP Điện Biên, hay vào bản làng nghề truyền thống của người H’Mông, người Khơ Mú, đạp xe qua rừng dẻ, ngắm hoa đào bên hồ Pá Khoang thơ mộng.
Không chỉ làm du khách say mê bởi một thung lũng đầy màu sắc, Bắc Sơn còn dẫn dụ mọi người đến với những nét văn hóa bản địa độc đáo.
Umbu Jowa, một chuyên gia về phong tục và nghi thức truyền thống của Sumba, nói rằng bắt cóc cô dâu là một sự biến dạng văn hóa trên hòn đảo. Ông nói rằng kawin tangkap đã xảy ra liên tục và cuối cùng được coi là phong tục.
Buôn Akõ Dhông nằm cuối đường Trần Nhật Duật, cách TP Buôn Ma Thuột hơn 2 km về hướng Bắc, là nơi lưu giữ nhà sàn truyền thống của người Ê Đê.
Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại làm cho.
"Khau cút” là biểu tượng trang trí ở hai đầu hồi trên nóc nhà sàn của người Thái đen. Đây là điểm đặc trưng nhất để phân biệt nhà sàn của người Thái đen với nhà sàn của người Thái trắng và các dân tộc khác trên vùng cao Tây Bắc.
14 ngôi nhà cổ thuộc bản Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh, Cao Bằng) được xây bằng đá tự nhiên gắn kết với nhau nhờ vôi trộn cát vững chắc và độc đáo hiếm nơi nào có được.
Từ khi sinh ra đến lúc về thế giới ông bà, người Ba Na phải trải qua ít nhất hai, ba lễ cúng sức khoẻ. Trong đó, Lễ thổi tai được thực hiện đầu tiên trong các nghi lễ vòng đời của người Ba Na.
Chị Lò Thị Dưng, dân tộc Thái ở bản Quỳnh Thuận (xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn trồng nhiều loại cây trên cùng mảnh đất nương của mình: Cà phê, thanh long, cam, bưởi, chanh leo, sa nhân... mỗi loại cây ở một khu riêng.
Không giống như trong truyện thần thoại về những miền sơn cước hùng vĩ, thơ mộng, làng Đắk Bối (xã Mường Hoong, Đắk Glei, Kon Tum) được mệnh danh “ốc đảo” giữa đại ngàn. Phải vượt mấy chục quả đồi cao ngất ngưởng, thung lũng sâu hoắm, rồi qua con dốc “tình yêu” mới đến được Đắk Bối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo