Tìm kiếm: nuôi-chim

Trích cồ là loài chim hoang dã vốn trước kia xuất hiện rất nhiều ở đồng ruộng nông thôn từ Bắc Chí Nam. Do môi trường thay đổi và nạn săn bắt tràn lan, số lượng chim trích cồ giảm hẳn. Hiện nay, ở nhiều địa phương xuất hiện mô hình nuôi chim trích cồ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo tồn loài chim này.
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Phạm Xuân Đức (35 tuổi) trú ở xóm 2, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ về quê để xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu và dế thương phẩm, bước đầu mô hình của anh đã cho thu nhập hơn chục triệu/ tháng.
Những năm qua, Hội Nông dân (ND) huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, trong đó có nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chính vì vậy, trên địa bàn Tam Dương, nhiều hội viên nông dân được hỗ trợ thoát nghèo, số hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng.
Chàng trai 8X Nguyễn Văn Phúc ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội) từng du học ngành công nghệ thông tin ở Nga, là một lập trình viên, bản thân Phúc cũng không thể ngờ có ngày mình trở thành một nông dân chính hiệu với nghề nuôi chim bồ câu, đổi đời nhờ “bay” trên những đôi cánh chim hòa bình.
Sau khi xuất ngũ về lại địa phương, anh Nguyễn Văn Hoàng, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện cùng anh Nguyễn Bá Khiêm, ở thôn Nguyên Hòa, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã phối hợp cùng nhau xây dựng mô hình nuôi dế. Cứ mỗi lần thu hoạch, anh Hoàng và anh Khiêm thu khoảng 150kg dế thịt, với giá bán dế thành phẩm 200 nghìn đồng/kg.
Không muốn xa gia đình, vợ con, anh Nguyễn Văn Vương ở thôn 2 An Lạc, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo (Tp. Hải Phòng) đã về quê cùng vợ làm giàu từ trồng rau an toàn, nuôi dế, nuôi chim bồ câu Pháp, nuôi tắc kè...bước đầu cho thu nhập từ 400 -450 triệu đồng/ năm. Nhiều người gọi trang trại của anh Vương là trang trại nuôi thập cẩm con đặc sản.
Mặc dù công việc kinh doanh hàng công nghệ khá thuận lợi, nhưng hơn một năm nay anh Lê Văn Cảnh ở Thôn 4, xã Tân Thượng (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã quyết định từ bỏ nghề, bỏ chức giám đốc chuyển sang mô hình nuôi 3 loại dế thương phẩm bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định. Có loại dế cơm anh Cảnh bán với giá từ 1,3-1,7 triệu đồng/kg.
Nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ nếu lần đầu tiên ghé tham quan trang trại của anh Chung Văn Hiền, ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng). Vì điểm sơ qua có hơn 10 loài vật, trong đó có loài là con đặc sản, quý hiếm được chăm sóc khá bài bản như le le bay giỏi, dế là loài chết sớm, chim trĩ đỏ, sâu gạo, tắc kè, trăn, chim chích mồi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo