Tìm kiếm: năm-học-mới
Thời điểm chuẩn bị bước vào mùa tựu trường, cũng là mùa cao điểm mưa lũ ở Gia Lai, nhiều phụ huynh học sinh trong vùng lo lắng an toàn cho con đi học.
Lội bộ hàng chục cây số đường rừng để đến trường, các giáo viên Trường tiểu học Mường Típ 1 ngỡ ngàng bởi khung cảnh hoang tàn trước mắt rồi bật khóc. Toàn bộ vật dụng sinh hoạt, lương thực bị cuốn trôi, các thầy cô cầm cự qua ngày bằng gạo cứu đói và rau rừng.
Sau khi cắt giảm số hợp đồng lao động theo chủ trương chung, nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi rơi vào tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp. Đây là nỗi lo của ngành Giáo dục tỉnh này trong năm học mới 2018 - 2019.
Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa lưu ý giáo viên tuyệt đối không được nhắc trực tiếp học sinh về việc nộp các khoản tiền trong năm học mà nhà trường phải có văn bản bỏ vào phong bì gửi đến phụ huynh học sinh.
Lễ Khai giảng năm học 2018-2019 sẽ được tổ chức thống nhất trên cả nước vào buổi sáng ngày 5/9. Chương trình khai giảng ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm.
Con đường duy nhất vào trường đã bị cơn lũ giữa tháng 8 xóa sổ hoàn toàn. Các thầy cô giáo Trường Tiểu học Mường Típ 1 (xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) phải đi bộ hàng chục cây số, cắt núi, lội suối để vào trường kịp năm học mới.
Từ nay đến trước ngày khai giảng năm học mới, căn cứ vào tình hình thực tế, nếu thiếu cục bộ ở điểm thuộc miền nào, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) sẽ cung ứng sách tại chỗ từ nguồn dự trữ để đáp ứng.
Cặp sao đã tự thương lượng với nhau về khoản tiền cấp dưỡng mà không cần phải ra tòa để giải quyết.
Ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa chỉ đạo, cho phép ký hợp đồng tiếp đối với 385 giáo viên của năm học trước, trong đó ưu tiên cho vùng khó khăn để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên của tỉnh này.
(DNVN) - Ngày 20/8, tại Quảng Ngãi, Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn đã khai giảng năm học mới. Đây chính là địa chỉ để mọi tấm lòng nhân ái xích lại gần nhau, phát tâm thiện nguyện, kết nối yêu thương.
Nhiều huyện miền núi Nghệ An bị thiệt hại nặng do lũ, trong đó nhiều điểm trường bị nước cuốn trôi vật dụng, tường sập.
Rà soát năm học 2018 - 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh (GD&ĐT) Cà Mau cho thấy, số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các cấp học hiện có so với định mức các thông tư của Trung ương là còn thiếu trên 1.000 người.
Tại huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk, hàng trăm giáo viên mất việc ngay trước thềm năm học mới.
Nhiều trường phổ thông ở TPHCM đã thực hiện nghỉ học vào thứ 7, vậy nhưng đây không thể thành quy định áp dụng chung cho tất cả các trường. Nhiều trường chưa thể thực hiện được khi phải đảm bảo thời gian học chính thức mà học sinh được thụ hưởng ở giờ chính khóa.
Bước vào năm học mới, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Nông lại “đau đầu” vì thiếu giáo viên đứng lớp. Tình trạng trên diễn ra ở tất cả các huyện, thị xã và kéo dài nhiều năm nay khiến cho việc dạy và học không được đảm bảo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo