Tìm kiếm: phục-hồi-bền-vững
DNVN - Nếu tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh, mở cửa phát triển kinh tế, ngành hàng không Việt Nam sẽ từng bước hồi phục trong năm 2022.
DNVN – Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, phải làm sao để doanh nghiệp du lịch đảm bảo phục hồi, chính sách không có sự “quay xe”, có sự đồng bộ và thông suốt giữa các chính quyền địa phương thì du lịch mới hoạt động được. Nếu chính sách thay đổi liên tục, hàng rào kỹ thuật mỗi nơi một khác thì du lịch không thể phục hồi.
Do tác động từ đại dịch COVID-19, bức tranh đầu tư nước ngoài đã thay đổi. Năm 2020, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn FDI, lần đầu tiên nước ta lọt vào tốp 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI. Với nhiều lợi thế, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoan nghênh các nỗ lực của APEC trong duy trì đà hợp tác của khu vực, đẩy lùi đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Theo các đại biểu Quốc hội, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19.
Ghi nhận tiềm năng và thế mạnh hai bên, Thủ tướng kêu gọi hai bên hỗ trợ lẫn nhau trong ứng phó COVID-19 và phục hồi bền vững, đề nghị Ấn Độ tích cực hỗ trợ các nước ASEAN phát triển công nghiệp dược.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các quốc gia đề cao tinh thần trách nhiệm, hành xử phản ánh đúng cam kết, tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác đa phương, thượng tôn pháp luật, duy trì quan hệ quốc tế lành mạnh.
Chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN 38 và 39, Hội nghị Cấp cao với các Đối tác lần này sẽ là sự kiện cấp cao và quan trọng nhất của ASEAN, đồng thời là hoạt động đối ngoại đa phương chính thức có quy mô nhất trong năm 2021 mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự sau khi Ban Lãnh đạo mới của Việt Nam được thành lập từ Đại hội XIII của Đảng.
DNVN - Gần 1 triệu người trong độ tuổi lao động đã quyết định rời phố về quê. Chuỗi cung ứng lao động của các doanh nghiệp đã thực sự đứt gãy chứ không còn là nguy cơ. Giải pháp thu hút lao động ngược trở lại các khu công nghiệp và các TP lớn là vấn đề rất nan giải hiện nay khi người lao động đã có tâm lý lo ngại, nghi ngờ và lưỡng lự.
DNVN - 68,1% doanh nghiệp (DN) dệt may và da giày bị nhãn hàng phạt do giao hàng chậm. 62% người lao động (NLĐ) ngừng việc không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào. Đây chỉ là một phần trong bức tranh đánh giá "sức khỏe" DN và NLĐ 2 ngành này trong làn sóng COVID-19.
DNVN - Do tác động của COVID-19, chưa bao giờ chuỗi cung ứng của ngành dệt may và da giày đối mặt với nhiều thách thức lớn như hiện nay. Chuỗi cung ứng lao động hai ngành có nguy cơ đứt gãy khi người lao động (NLĐ) ồ ạt về quê. Việc khan hiếm lao động là bài toán khó với các DN dệt may và da giày khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất.
DNVN - Hiện nay, số người lao động và doanh nghiệp cần hỗ trợ lớn hơn nhiều so với thời điểm ban hành chính sách. Cho nên dù có thực hiện triệt để chính sách đã ban hành thì số lao động chưa nhận được hỗ trợ còn rất lớn. Vì vậy, cảm nhận về tiếp cận chính sách vẫn còn khoảng trống rất lớn.
Ông Vương Đình Huệ kêu gọi tinh thần đoàn kết, trách nhiệm chung của AIPA trong hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là việc ứng dụng khoa học, công nghệ để kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19; đề nghị tăng cường hợp tác nội khối và với các đối tác trong nghiên cứu, phát triển và chia sẻ công bằng vaccine, thuốc và trang thiết bị phòng, chống dịch.
Do nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế toàn cầu, các nguồn tài nguyên đang bị tận dụng ở mức báo động, lượng rác thải và ô nhiễm tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Ý tưởng về một “nền kinh tế tuần hoàn” bền vững hơn đang được Liên hợp quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế nghiên cứu, thúc đẩy.
Sáng 21/7, tiếp theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo