Tìm kiếm: phục-hồi-tăng-trưởng

Tháng 4/2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vượt mốc 15.000 doanh nghiệp; COVID-19 cơ bản được kiểm soát, khả năng thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp tốt hơn, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, cơ hội kinh doanh gia tăng… được xem là những nguyên nhân thôi thúc doanh nghiệp “nhập cuộc”.
Chất lượng tăng trưởng và gắn chương trình phục hồi kinh tế với các chương trình phát triển đô thị, cải thiện môi trường sống đô thị, chương trình nhà ở; cải thiện hạ tầng giao thông, nối kết phát triển vùng… để tạo nền tảng phát triển bền vững trong dài hạn mới là mục tiêu quan trọng nhất của TPHCM.
DNVN - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng tháng 3 và quý I/2022 vừa được Cục Thống kê Đà Nẵng công bố ngày 30/3, trong quý I/2022, tổng sản phẩm (GRDP) và tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ 2021. Đây có thể xem là thành quả bước đầu của giai đoạn mới sống chung với dịch COVID-19.
Với chính sách hỗ trợ toàn diện nhất trong lịch sử, Chính phủ kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6-6,5% năm 2022. Theo chuyên gia kinh tế, để đảm bảo tăng trưởng, giải pháp kiềm chế lạm phát phải đặt lên hàng đầu, cùng với đó nắn dòng tiền hỗ trợ vào sản xuất.
Theo các chuyên gia, COVID-19 không phải là điểm khởi đầu của kinh tế số nói chung, thương mại số nói riêng, COVID-19 là chất xúc tác để tất cả nhận diện về cơ hội thương mại số, nhận diện áp lực phải thay đổi trong từng doanh nhân-doanh nghiệp, để có những mô hình kinh doanh mới phù hợp.
Dịch COVID-19 và nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Điều đó đòi hỏi ngành ngân hàng phải giải cho được bài toán vừa bảo đảm các mục tiêu vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tốt cho người dân, DN nhưng vẫn phải kiểm soát được nợ xấu, vượt qua áp lực suy giảm năng lực tài chính, để thích ứng với bối cảnh mới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo