Tìm kiếm: phân-hóa-học
Lão nông Lù Văn Địa, bản Lả Sẳng (phường Chiềng An, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) từng ăn nên làm ra với nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng do điều kiện không có, ông Địa chuyển sang trồng cây mận. Nhờ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây mận sinh trưởng và phát triển rất tốt. Từ cây mận, gia đình ông Địa đã có cuộc sống ổn định, từng bước làm giàu.
Anh Phan Văn Tâm sinh năm 1972, ấp 2, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước (Tiền Giang) trồng 150 cây chanh không hạt Limca trên diện tích 1,8 công đất ruộng. Mỗi lứa trái nghịch vụ, anh Tân thu hái từ 4-5 tấn chanh bán với giá từ 25.000 – 26.000 đồng/kg.
Chỉ vì đam mê vẻ đẹp của hoa hồng, chàng trai trẻ 9X Lê Xuân Khương, tổ 21 (phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) quyết định bỏ việc ở ngân hàng – công việc mà nhiều người mơ ước, để về trồng hoa hồng. Mỗi năm, 9X Lai Châu nhẹ nhàng “bỏ túi” hơn 200 triệu đồng tiền lãi từ bán các loại hồng ngoại, hồng cổ cho khách.
Vợ chồng ông Nguyễn Thành Hạt (58 tuổi), bà Nguyễn Thị Nhung (57 tuổi, ở thôn Thái Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại lộc, Quảng Nam) đang có thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng cây ăn quả. Trong vườn nhà ông Hạt, bà Nhung có những cây mít cho trái sai, trái to bự "khổng lồ", khi chín cây thơm cả xóm.
Nằm dọc trục đường chính đi vào trung tâm xã Chiềng Ngần, khu vườn xanh mướt với đủ loại cây trái của gia đình chị Cà Thị Ngắm (1990) và anh Cà Văn Hà (1989) luôn gây sự chú ý cho nhiều người. Nhờ biết cách trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả, mà gia đình anh chị đã có của ăn của để, trở thành 1 trong những hộ khá giả ở xã Chiềng Ngần.
Sau khi về hưu, ông Mẫn Văn Tách (74 tuổi, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) làm chủ hơn 17 ha cà phê, mang lại cho ông và gia đình hơn 2 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn giá cà phê xuống thấp.
Với việc nhạy bén lựa chọn trồng xen mít và bưởi da xanh, ông Nguyễn Văn Ngài (SN 1966) ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) thu lợi ít nhất 250 triệu đồng/năm từ mít Thái trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch. Ông Ngài trồng mít Thái siêu sớm còn cho thu lợi kép khi có thể tỉa trái xấu, hái lá mít để nuôi thêm đàn dê.
Thực chất, trồng rau "phó giáo sư" là tên gọi vui nông dân xã Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) đặt cho quy trình canh tác có sự tham gia của các bên (PGS) để giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng PGS, ý thức sản xuất theo quy trình an toàn của người dân được nâng lên.
Nếu chế biến tốt, chuối có thể trở thành một loại phân bón rẻ tiền, hiệu quả, giúp cây hoa lan sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm.
(DNVN) - Từ Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ cho thấy: Thực trạng ngành khoa học công nghệ Việt Nam còn nhiều hạn chế cần sớm khắc phục.
Nếu đang có ý định mua hoa quả ngoại nhập cho gia đình hay để làm quà biếu vào dịp Tết, bạn cần biết cách nhận diện, phân biệt loại thực phẩm đắt tiền này để đảm bảo sự an toàn cũng như phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Trang Lê sở hữu số đo 3 vòng ấn tượng 87-63-97 (cm) nhờ đó cô được nhiều người ưu ái đặt cho biệt danh "hot girl phòng gym”.
Với việc hỗ trợ thành viên ứng dụng công nghệ vào canh tác, vườn bưởi của HTX Hữu Văn (Chương Mỹ, Hà Nội) đã đạt năng suất lên tới 200 quả/cây và giá thành cao gấp 2 lần so với truyền thống.
Từ 2.500m2 đất ruộng cha mẹ cho riêng, đến nay, ông Phùng Ngọc Chương, xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã làm chủ khu vườn hơn 4.000m2 trồng bưởi da xanh chuyên canh. Từ vườn bưởi da xanh, mỗi năm ông Chương có lời 500 triệu đồng.
Chỉ đơn giản là trồng rau má, một loài cây vốn mọc hoang nhưng 28 hộ chuyên trồng rau xanh ở xã Bình An (Châu Thành, Kiên Giang) cũng kiếm bộn tiền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo