Tìm kiếm: sử-dụng-thuốc-bảo-vệ-thực-vật
Thực chất, trồng rau "phó giáo sư" là tên gọi vui nông dân xã Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) đặt cho quy trình canh tác có sự tham gia của các bên (PGS) để giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng PGS, ý thức sản xuất theo quy trình an toàn của người dân được nâng lên.
Được giao quản lý, chăm sóc vườn cây ăn trái của gia đình, anh Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1990, thôn An Lương, xã Long Giang, thị xã Phước Long (tỉnh tỉnh Bình Phước) đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó, gần 1 ha cây ăn trái gồm: bưởi, mận, ổi, quýt đường của gia đình anh Nam phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao.
Sau khi tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông và tham quan học tập tại những mô hình ở Bình Dương, Đồng Nai, chàng trai trẻ Lê Minh Đông (ở tổ dân phố 10, thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) quyết định khởi nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: trồng dưa lưới trong nhà màng.
Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã đầu tư vốn để trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà kính. Mô hình trồng dưa trong nhà kính của ông Hào không chỉ thay đổi cách làm truyền thống mà còn mang về cho ông hàng trăm triệu đồng/năm.
Mặt hàng rau quả tiếp tục lập kỷ lục mới về doanh số xuất khẩu và tái lập kỳ tích vượt dầu thô trong xuất khẩu.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã đi kiểm tra, lấy mẫu nhiều mặt hàng rau củ quả, trái cây tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.
Để cung cấp thức ăn cho đàn dê, hàng ngày ông Võ Văn Nhu đã tận dụng lá của cây táo. Ở chiều ngược lại, ông lấy phân dê bón vườn táo. Nhờ vậy, mỗi năm, ông Nhu tiết kiệm được 50% chi phí phân bón và táo bón phân dê cho trái to, đẹp, ăn ngọt, giòn.
Trái ngược với nhiều người lựa chọn trồng những loại cây hoa màu quen thuộc trên mảnh đất chiêm trũng huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, anh Lê Tiến Thành, sinh năm 1983, quyết định thử sức trồng bạc hà, giống cây lạ lẫm với hầu hết người nông dân.
Từ mô hình nuôi lươn truyền thống, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap với mật độ dày đặc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông sản xuất khẩu cần tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh mới có thể vượt qua các hàng rào kĩ thuật.
Hướng tới việc cung cấp nguồn hàng rau "Nói không với thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại có trong môi trường tự nhiên", anh Phạm Đình Cường, tổ 9, phường Quyết Thắng đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng rau thủy canh đầu tiên ở phố núi Sơn La.
Trước thực trạng đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường, HTX sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP Trường Mai đã được thành lập với mục tiêu “tiếp sức” cho sản phẩm này vươn xa.
Nhờ trồng nha đam-loài cây "ưa nắng ngại mưa" mà nhiều gia đình đổi đời. Trồng nha đam đang là mô hình làm giàu ở nông thôn Ninh Thuận.
Bà Vũ Thị Yên, thôn 6C, Ia Hla, Chư Pưh, Gia Lai trồng 1 loài rau rừng có tên là rau bầu đất mà có thu nhập khoẻ re. Bà Yên trồng 1.000m2 rau rừng, mỗi năm thu 6-8 đợt, mỗi đợt 4-5 tạ, giá bán 25-30.000 đồng/kg, tính ra thu nhập không hề nhỏ ở vùng nông thôn...
Những năm qua, mô hình tôm – lúa đã chứng minh được hiệu quả bền vững, giúp nhiều hộ dân Cà Mau có thu nhập ổn định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo