Tìm kiếm: thương-lái-thu-mua

Khi nhắc đến Ðạ Huoai, ai cũng nghĩ đây là một huyện thuần nông, kinh tế, trình độ kỹ thuật và khoa học còn kém phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Chính vì vậy, ít người có thể ngờ, ở một nơi xa xôi hẻo lánh, nắng khô hanh hao hầu như suốt bốn mùa lại có cách làm nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông minh như của Ngô Quang Thực.
Mặc dù câu được 2 con cá ngừ vây xanh “siêu khủng”, trong đó có 1 con được Hiệp hội cá ngừ Việt Nam khẳng định là con cá ngừ lớn nhất từ trước đến nay, nhưng nó lại được thương lái thu mua với giá “rẻ bèo”, thấp hơn với giá cá ngừ bình thường mà ngư dân thường xuyên đánh bắt được.
“Không cần diện tích thả nuôi lớn; nguồn thức ăn cho rắn hổ hèo có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm; người chăn nuôi không gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi do đây là động vật dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh; chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi thành phần kinh tế…” - đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Dân sau 2 năm thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo.
“Nếu đầu tư bài bản và cây không bị nhiễm bệnh thì 1 sào hồng môn có giá trị kinh tế bằng 1 ha cà phê”, anh Đoàn Mạnh Hùng (33 tuổi, ngụ xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) nói về lý do anh chọn cây hồng môn để phát triển kinh tế gia đình. Đây chính là lý do anh Hùng thay dần vườn cà phê bằng hoa hồng môn.
Từ kinh nghiệm chăn nuôi và mong muốn làm giàu, mô hình chăn nuôi trang trại giữa đồng đã giúp vợ chồng anh Hoàng Trọng Tiến và chị Trần Thị Tịnh ( thôn Bình Dương, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thu lời 200 - 250 triệu đồng mỗi năm.
Những ngày này, người dân thôn Bình Hiệp (xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam) và các vùng lân cận huyện Thăng Bình đang tất bật thu hái dưa gang bán cho thương lái. Dù được mùa nhưng giá hiện tại chỉ 2.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân xót xa, bất chấp nguy hiểm bán lẻ trên vỉa hè đường quốc lộ để mong được giá hơn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo