Tìm kiếm: thông-quan-hàng-hóa

Lần đầu tiên tỉnh Lạng Sơn và phía tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp triển khai thí điểm việc thông quan hàng nông sản qua cặp Cửa khẩu đường sắt ga quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Bằng Tường (Quảng Tây). Đây được coi là giải pháp tối ưu nhất, cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay.
DNVN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tiếng kêu của người dân và doanh nghiệp đối với ngành thuế đã giảm nhiều nhưng vẫn còn. Trong bối cảnh dịch Covid-19, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách giãn, hoãn tiền thuế, chậm nộp phù hợp nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của người dân và DN.
DNVN - Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tình hình thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh trong ngày 21/02/2020 vẫn chưa cải thiện được nhiều, cụ thể lượng hàng xuất khẩu được 26 xe (chủ yếu là thanh long, dưa hấu), hiện vẫn đang tồn trên 30 xe trái cây (thanh long, dưa hấu).
DNVN - Thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Cửa khẩu quốc tế Móng Cái có thể thông quan trở lại. Thành phố Móng Cái đã làm việc với thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) bàn các biện pháp, kế hoạch để thông quan trở lại tại cặp Cửa khẩu quốc tế Móng Cái-Đông Hưng.
DNVN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công điện số 224/CĐ-TTg về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhâp khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Công điện được gửi cho các bộ: Y tế, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài chính, Công an, Quốc phòng; và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ.
DNVN - Về lâu dài, đối với những mặt hàng nông sản cần có giải pháp căn cơ là phải tái cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo tín hiệu thị trường và liên kết sản xuất, đẩy mạnh chế biến và tăng cường kết nối với các hệ thống siêu thị, trung tâm phân phối nội địa. Chúng ta sẽ phải làm việc này tốt hơn để không phụ thuộc vào một thị trường.
DNVN - Doanh nghiệp Việt muốn đầu tư, kinh doanh tại Myanmar cần am hiểu chính sách và chủ động thích ứng với môi trường tại đây. Bởi, thị trường hiện vẫn duy trì chế độ cấp phép xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa còn chậm nên những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn thường gặp rất nhiều bất lợi, giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ...
Việc Trung Quốc siết chặt hàng nhập khẩu tác động đến Việt Nam dễ gây ra tâm lý dễ thì làm, khó thì bỏ, chủ động đứng bên ngoài sự phát triển của chuỗi giá trị. Do đó, cần thay đổi tư duy, bỏ thói quen xuất khẩu tiểu ngạch bởi chính sách kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc là nhất thể hóa theo chính ngạch.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, nhưng không còn dễ tính bởi các qui định về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao gói… Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần phải nâng cao nhận thức về vấn đề này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo