Tìm kiếm: thức-ăn-công-nghiệp

Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Ông Lê Văn Nuôi (65 tuổi), ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là thương binh, 2 lần được trao tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ". Trở về với thời bình, vượt lên thương tật do bom đạn chiến tranh, ông đã xây dựng cho mình một cơ ngơi bạc tỷ, dựng được nhà lầu khang trang to đẹp nhờ mô hình nuôi cá nước ngọt.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Quyết tâm theo nghề gia đình từ ngày xưa, ông Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) gầy dựng mô hình nuôi cá thác lác cườm và cá lóc theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, từ năm 2009 tới nay, ông Phạm Quang Tuyến cũng dành tiền mua thức ăn để nuôi dưỡng đàn cá từ sông Tiền nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Ông Hồ Văn Nhiều, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã chuyển từ nuôi cá thác lác cườm sang nuôi cá heo đuôi đỏ-loài cá đuôi đỏ và kêu éc éc rất dễ thương. Ông Nhiều và 2 người anh, em ruột khác nuôi 9 bè cá heo đuôi đỏ, tới thời kỳ xuất bán, có ngày thương lái xuống cân cả 100 ký cá với giá từ 280.000-300.000 đồng/ký.
Miệt Gò Công (Tiền Giang) nuôi dê khá nhiều, nhất là tại huyện Gò Công Đông, nhà nhà nuôi dê, người người nuôi dê. Nhưng nuôi thành trang trại ngàn con với doanh thu mỗi năm cả tỷ đồng thì chỉ có anh Hai Hồng (tức Đoàn Văn Hồng), xã Tăng Hòa làm được.

End of content

Không có tin nào tiếp theo