Tìm kiếm: tiền-tệ-quốc-gia
Dù chưa hẳn đã đủ thuyết phục, song những băn khoăn, thắc mắc của không chỉ của một vị đại biểu Quốc hội về điều hành chính sách tiền tệ, trong ít phút phát biểu của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần trước cũng đã có câu trả lời.
Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 07/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được nâng lên 10.000 tỷ đồng.
Mặc dù chưa công khai các kế hoạch cụ thể, song các thương vụ mua bán, sáp nhập, hợp nhất (M&A) của ngân hàng đang nóng dần trong mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm nay.
Bên lề hội thảo “Rủi ro Kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách năm 2013” tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia ngày 30-1, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cần tránh biến vàng thành đồng tiền quốc gia thứ hai.
Theo quyết định vừa được Thủ tướng phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ có vốn pháp định 10.000 tỷ đồng và phải thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính hằng năm như doanh nghiệp.
Trong tháng 1/2013, đề án xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà trọng điểm sẽ làm thành lập Công ty Mua bán Nợ quốc gia có thể sẽ được trình lên Bộ Chính trị. Đây là một trong những thông tin đang “hâm nóng” thị trường.
Gạt bỏ khó khăn chung của nền kinh tế thì khó khăn lớn nhất của DN làm ăn chân chính hiện nay là đối phó với hàng hóa nước ngoài không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là hàng Trung Quốc.
“Nếu khu vực dân doanh không tiếp cận được vốn thì nền kinh tế sẽ là một nền kinh tế lệ thuộc. Có thời kỳ chúng ta duy trì lãi suất huy động vốn chỉ 7%-8% và cho vay 10%-11%/năm, nên hướng tới trong năm 2013 chỉ nên duy trì ở mức này”.
Nếu không quản lý được việc các nhà băng lách trần như hiện nay, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng nên dỡ bỏ trần lãi suất để trả lại mặt bằng lãi suất theo cung – cầu và tránh việc đẩy các ngân hàng vào rủi ro pháp lý nghiêm trọng.
Trong khi chưa có kết luận về việc thí điểm tập đoàn cũng như khung pháp lý về mô hình quản lý tập đoàn thì việc trả lại quyền quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước về Bộ chủ quản liệu có là lối thoát cho các quả đấm thép”?.
Bản tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để phục vụ cho các phiên thảo luận tại hội trường về nội dung này, bắt đầu từ sáng mai (30/10).
Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại đã chuẩn bị các phương án đáp ứng nguồn vốn cho nhu cầu cuối năm, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, với mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong lịch sử do cung cầu không gặp nhau thì bài toán vốn cuối năm vẫn chưa tìm thấy lối ra.
Muốn mạch tín dụng được thông thoáng thì cần phải “nạo vét” quá trình sở hữu chéo, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra một số giải pháp tình thế xử lý nợ xấu.
Doanh nghiệp và ngân hàng đều đang khó khăn, doanh nghiệp nhà nước yếu kém, môi trường đầu tư kém hấp dẫn... cần những lời giải căn cơ thay vì những giải pháp ngắn hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo