Tìm kiếm: trại-nấm
Là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nấm rơm ở Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk), sau khi được tham quan mô hình trồng nấm ở huyện Krông Ana, anh Nguyễn Quốc Cường nhận thấy địa phương mình có nguồn rơm rạ dồi dào nên đã quyết định chọn trồng nấm rơm trong nhà để khởi nghiệp.
'Sốc' với top 5 nhân vật khiến Tư Mã Ý nể sợ, mô hình trồng nấm theo công nghệ Hàn Quốc thu 20 tỷ đồng/năm, khi sư tử bị động vật ăn cỏ 'truy sát', mô hình nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế cao, top 10 loài động vật đẹp nhất thế giới, cá sấu tàn sát đàn linh dương vượt sông… là những clip nổi bật hôm nay (14/10).
Sự xuất hiện nhiều mô hình, cách làm mới mẻ, táo bạo của những người trẻ đã mang đến sức bật mới cho hoạt động kinh tế hợp tác (KTHT) trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Trồng tiêu thất bại, chị Dơn đã đầu tư trồng nấm, nhờ kiên trì chăm sóc cây nấm chị trả được hết nợ cũ và thu nửa tỷ đồng mỗi năm.
Nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ phát triển mô hình làm nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có trồng cà chua, nấm mỡ, dâu tây, rau sạch.
Ý tưởng về một xưởng nấm sạch hình thành trong đầu Hồ Thanh Vỹ, anh quyết định nghỉ hẳn công việc được cho là ổn định trong ánh mắt ngỡ ngàng của bạn bè, tập trung xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị và làm thủ tục thành lập HTX Nông nghiệp Thu Bồn ở Duy Hòa, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Với mong muốn làm giàu chính đáng, hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật và tìm đầu ra sản phẩm, một số HTX ở huyện Chư Pưh, Gia Lai đã được thành lập. Đa số các HTX này đều do những người trẻ làm chủ và trở thành động lực cho thanh niên địa phương lập thân lập nghiệp.
Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ nấm ngày càng cao của người tiêu dùng, anh Phạm Văn Đồng (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã quyết định đầu tư trồng nấm theo hướng hữu cơ để bán. Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình trồng nấm của anh đã thành công, đem lại nguồn thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Từng tốt nghiệp khoa CNTT của ĐH Bách Khoa nhưng cơ duyên lại đưa anh Bùi Văn Phương ở tiểu khu 4 (thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đến với nghề trồng nấm. Sau 5 năm nỗ lực, hiện tại anh Phương đang làm chủ của 4 cơ sở sản xuất nấm, thu về gần 1 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm.
Đây là cách làm độc đáo của anh Nguyễn Hùng Sinh (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, một mình anh có thể vừa chăm sóc và quản lý hơn 5.000 bịch phôi nấm linh chi một cách dễ dàng.
Mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/2018, nhưng mô hình trồng nấm bào ngư của HTX nuôi trồng nấm bào ngư Tân Giao (xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mang lại nguồn thu nhập khá và ổn định cho các thành viên. HTX đang tính chuyện mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của mô hình này.
Sinh ra và lớn lên ở Hoàng Tiến, vùng đất trồng na nổi tiếng của thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) nhưng anh Hoàng Tiến Đạt không chọn làm giàu bằng trồng na mà anh lại chọn trồng nấm. Trải qua, “ba chìm bảy nổi” với cây nấm cuối cùng anh đã thành công. Hơn hết anh còn làm “giấy khai sinh” truy suất nguồn gốc cho nấm để người tiêu dùng yên tâm.
Sau 5 năm đặt chân đến thôn Châu Giang (xã Hneng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Trọng Hiệp đã gầy dựng được 6 trại nấm quy mô lớn, đều đặn hàng năm cho lợi nhuận hơn 600 triệu đồng.
“Dự án phát triển chuỗi giá trị nấm Linh chi Quảng Nam, gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho người dân ở vùng nông thôn miền núi, ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số” chính thức được triển khai ở Quảng Nam.
Mặc dù có công việc ổn định, nhà cửa khang trang tại tỉnh Bình Phước, thế nhưng vợ chồng anh Hồ Xuân Phước vẫn quyết định bỏ việc, về quê Quảng Bình để trồng nấm. Công việc này giúp gia đình anh Phước có thu nhập mỗi tháng hàng chục triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo