Tìm kiếm: trồng-mít-Thái

Vợ chồng chị Trần Thị Lệ, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) xuống giống 3.000 cây mít Thái siêu sớm, mít Viên Linh ở 6ha đất cằn. Chị Lệ cho biết, nếu canh tác tốt, cây mít có thể cho trái quanh năm. Trái mít thường nặng từ 15 – 25 kg, mỗi cây có thể cho thu hoạch hơn 1 tạ trái/năm và tăng dần theo độ tuổi của cây.
Với việc nhạy bén lựa chọn trồng xen mít và bưởi da xanh, ông Nguyễn Văn Ngài (SN 1966) ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) thu lợi ít nhất 250 triệu đồng/năm từ mít Thái trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch. Ông Ngài trồng mít Thái siêu sớm còn cho thu lợi kép khi có thể tỉa trái xấu, hái lá mít để nuôi thêm đàn dê.
Gia đình anh Lê Văn Hậu, thôn 2B, xã Ea H'leo, huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) đã thu hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ mô hình trồng mít Thái da xanh siêu sớm xen cây chanh. Vùng đất cằn cỗi thuộc các xã Ea H’leo, Ea Tir, huyện Ea H'leo một thời từng được ví như vùng đất “chết” bởi kén cây trồng. Bằng quyết tâm biến “sỏi đá cũng thành cơm”, nhiều nông dân như anh Hậu đã làm giàu "hái" được vàng trên chính mảnh đất này.
(DNVN) - Ngay từ đầu năm 2018, các chủ vườn mít ở đồng bằng sông Cửu Long lãi lớn vì giá tăng cao đột biến. Với mức giá 43.000 - 60.000 đồng/kg tại vườn, được các thương lái Trung Quốc thu gom, người dân đang lãi lớn vì đây cũng là mức giá cao nhất trong 5 năm qua.
“Sau khi tìm hiểu thị trường, giá các mặt hàng trái cây, tôi chọn mít Thái lá bàng trồng xen trong vườn cao su. Loại cây này dễ trồng, chi phí thấp, thời gian cho thu ngắn, đặc biệt là giá ổn định. Bình quân, mỗi năm gia đình tôi có vài trăm triệu đồng từ bán trái mít Thái lá bàng", ông Nguyễn Văn Gặp, tổ 6, ấp Hiếu Cảm, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, (Bình Phước) chia sẻ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo