Tìm kiếm: trái-cây-xuất-khẩu
Nông sản hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức trao đổi cư dân, dẫn đến phụ thuộc gần như 100% vào các cửa khẩu phụ, lối mở là những điểm thông quan thường bị đóng đầu tiên khi dịch bệnh xảy ra.
Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng, trái cây, tôm hùm, xăng... đồng loạt giảm mạnh. Trong khi giá gas tiếp tục tăng 14.000 đồng/bình 12kg.
DNVN - Hiện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đang triển khai việc xây dựng bản đồ nông sản Việt Nam nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Việc hình thành bản đồ nông sản sẽ là kênh thông tin chính thức, giới thiệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm nông sản từng địa phương.
Sự chậm chân trong quy hoạch các trung tâm logistics khiến doanh nghiệp mất dần cơ hội đẩy mạnh xuất nhập khẩu và cạnh tranh.
DNVN - Điểm nghẽn lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hạ tầng giao thông kết nối và hệ thống cảng biển quy mô lớn. Nếu hạ tầng phát triển thì logistics phát triển theo, còn hiện tại thì logistics lại chờ hạ tầng. Đó là vòng luẩn quẩn của vùng này trong 3 thập niên qua.
DNVN - Thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia và thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ đô. Trước áp lực cạnh tranh về nguồn cung, cần đẩy mạnh quảng bá quả thanh long gắn với nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu chứng nhận giúp gia tăng thương hiệu quả thanh long Việt Nam nói chung và từng vùng nguyên liệu nói riêng.
Dự báo, bơ sẽ là trái cây được xuất khẩu nhiều nhất trên thị trường toàn cầu vào năm 2030.
DNVN – Dự báo vào năm 2030, bơ sẽ là trái cây được xuất khẩu nhiều nhất với tổng sản lượng đạt gần 31 triệu tấn. Các chuyên gia nhận định, trái bơ của Việt Nam có tiềm năng lớn, nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên, việc xuất khẩu bơ ra thế giới của nước ta đang gặp nhiều khó khăn.
DNVN – Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu hàng rau, quả lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc xuất khẩu sang thị trường này hiện đang gặp khó. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm chắc thông tin để tránh thiệt hại, rủi ro.
Các ngành và địa phương vẫn đang tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong sản xuất, kinh doanh với quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất và hỗ trợ nông dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
Từ Tết cổ truyền năm 2021 đến nay, mỗi ngày Công ty TNHH Sản xuất Chế biến nông sản Cát Tường đưa từ 6-10 container trái xoài và thanh long xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Nhật (tương đương hơn 70 tấn).
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, Việt Nam hiện là thị trường cung cấp trái xoài, ổi và măng cụt lớn thứ 4 cho Nga. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 6,1% tổng lượng nhập khẩu vào Nga.
Năm 2020, kinh tế của TPHCM gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành tăng trưởng âm thì lĩnh vực xuất khẩu vẫn tăng cao với tổng kim ngạch của thành phố ước đạt hơn 44 tỷ USD.
Kể từ ngày 10/12, sản phẩm thanh long và container lạnh nhập khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc phải thực hiện khử trùng do công ty phía Trung Quốc thực hiện, với phí khử trùng là 950 Nhân dân tệ/container hàng hóa.
Việc nhiều loại trái cây Việt có thể "đặt chân" và tạo được sức hấp dẫn tại các thị trường khó tính đang mở ra một tương lai mới cho ngành hàng này, với kỳ vọng sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo