Tìm kiếm: trắm-cỏ
Hai loài cá "khôn ăn, ở sạch" là cá chình và cá bống tượng được lão nông đất võ Bình Định Võ Tuấn Tú nuôi thành công. Gia đình ông Tú, thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã đổi đời nhờ 2 loài cá này, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nếu ai đã từng nếm thử món gỏi cá “trắm cỏ” sông Đà. Chắc hẳn sẽ không bao giờ quên cái khẩu vị ngọt mềm, độ giòn sần sật của thịt cá hòa lẫn với vị chua đặc trưng từ măng bương, vị chan chát của lá sung rừng, cay của ớt và thơm nồng của mắc khén.
Vốn được mệnh danh là một trong số 5 loài “cá vua” của người Tây Bắc, cá bỗng có sức đề kháng tốt hơn những loài cá khác, thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Trong điều kiện sống lý tưởng, cá bỗng có thể sống tới 50 năm và không dễ gì mua được vì số lượng hạn chế.
Khát khao tạo ra nơi mà những con sâu được sống, những con chim được bay, làm tổ thoải mái và con gà được gáy... Nguyễn Văn Đạt (SN 1998) ở xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo đuổi phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, không sử dụng kháng sinh kết hợp trồng rau sạch.
Các cụ ngày xưa đã có câu “Muốn giàu thì nuôi cá, muốn khá nuôi heo…”-câu tục ngữ này đúng với gia đình ông Lò Văn Anh, bản Nà Lốc 2, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Với mô hình nuôi cá rô phi đơn tính (toàn cá rô phi đực), ông Lò Văn Anh, bản Nà Lốc 2 (xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) thu ngót nghét gần 200 triệu đồng.
Gần 30 năm liên tục nuôi cá, nhưng chỉ 4 năm trở lại đây, ông Nguyễn Văn Khôi mới thực sự “bỏ ống” được hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ áp dụng công nghệ của Thái Lan.
Ông Khoáng Văn Pháng,bản Mường Nhé mới (xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), đã có hơn 15 năm gắn bó với nghề nuôi cá thương phẩm nơi vùng biên ải. Trung bình mỗi năm, ông Phánh lãi hơn 200 triệu đồng từ nuôi cá nơi vùng cao heo hút này.
Làng Vũ Đại (hay còn gọi là làng Đại Hoàng), xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, có truyền thống kho cá từ rất lâu đời. Mỗi dịp Tết cổ truyền cận kề, cả làng Vũ Đại lại tất bật với nghề làm cá kho, phục vụ thực khách trong nước và nước ngoài.
(DNVN) - Từ Nặm Ét, Chiềng Khoang chúng tôi đã có mặt ở Chiềng Bằng, một trong ba xã nông thôn mới của huyện Quỳnh Nhai. Vào thời gian cuối năm 2006, chỉ trong 2 tháng, hơn 1.000 hộ dân bà con dân tộc Thái nơi đây đã được di dời khỏi vùng đất đã cư trú lâu đời nằm bên dòng suối Muội hiền hòa, khi Thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Cho đến tận hôm nay, nhiều người dân nơi đây vẫn còn giữ nguyên hoài ức về miền quê cũ...
Công ty Thủy điện Hòa Bình sau khi mở cửa xả lũ đã làm cá nuôi lồng của các hộ dân ở hạ lưu đập Thủy điện sông Đà bị chết hàng loạt. Cấp xã và huyện cho biết sẽ có chính sách hỗ trợ cho dân.
(DNVN) - Nếu là người có niềm đam mê bất tận với du lịch thì bạn đừng bỏ qua cơ hội để đến với 3 đồi cát đẹp mê hồn tại miền Trung Việt Nam.
Nhiều người ăn mật cá trắm cỏ, cá trôi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí có trường hợp tử vong.
Tại một số kênh rạch ở TP.HCM như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm… động thực vật thủy sinh sống ở đây có thể chứa nhiều mầm bệnh gây độc cho người, trong khi cá thả dưới kênh giúp làm sạch bớt nguồn nước ô nhiễm.
Người nuôi cá nước ngọt tại Tây Ninh luôn sống trong phập phồng âu lo trước nạn xả nước thải bẩn ra sông làm cá chết.
Vì hám lợi, chạy theo lợi nhuận, một số cơ sở kho cá ở Vũ Đại đã sử dụng cá trắm cỏ thay vì cá trắm đen, bán giá thấp hơn hẳn so với giá thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo