Tìm kiếm: trồng-lan
Đang ăn nên làm ra với nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Thanh Hóa, nghe theo tiếng gọi từ bố, anh Lê Lệnh Thuận (1984) rời nơi “chôn rau cắt rốn” lên mảnh đất Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) trồng lan “giấc mộng vua Trần”.
Đối với người dân thành phố, với điều kiện đất chật người đông, việc có thể phát triển vườn lan với quy mô lớn là điều khiến nhiều người bất ngờ.
Đó là câu chuyện làm giàu của ông Cao Xuân Hải (ngụ Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, Lâm Đồng), với vườn hoa vũ nữ rộng 1,3ha đã mang về cho gia đình lão nông này hàng tỷ đồng từ việc xuất khẩu hoa.
Xuất phát từ niềm đam mê, kiên trì chịu khó nên sau 3 năm tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật trồng lan, ông Bùi Xuân Hồng ở xã Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc nhân giống và ươm trồng lan rừng hiệu quả. Giờ đây, ông đang sở hữu một vườn lan khá đa dạng với hơn 30 chủng loại.
Tình cờ bén duyên với cây lan, hiện “lão nông” Lê Thanh Hùng (SN 1956, ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã có trong tay vườn lan rộng 4.500 m2. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây vườn lan của ông cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Trồng 1.200m2 hoa lan Mokara, anh Nguyễn Xuân Hùng, 42 tuổi, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đút túi hơn 30 triệu đồng mỗi tháng. Trước khi đến với công việc trồng hoa lan mokara, anh Hùng vốn là thợ cơ khí quanh năm suốt tháng với công việc đục, gõ...
Tập tành chơi lan từ thuở nhỏ, từ khi bắt đầu trồng lan rừng đến nay, 9X Lâm Đồng đã có trong tay vườn hoa lan 140m2, với trên 200 giò lan quý.
Tốt nghiệp Trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trần Quốc Thắng (1990), ấp 8, xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) không chọn công việc đúng chuyên ngành đã học mà quyết định rẽ hướng, khởi nghiệp trồng hoa lan...
Từ rừng cao su, dưới bàn tay, khối óc và sự đam mê của người phụ nữ có biệt danh Huyền “lan” (Đặng Lê Thị Thanh Huyền) bỗng chốc hóa thành vườn lan công nghệ cao có một không hai ở đất Sài thành.
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin trường ĐH Đà Nẵng, nhưng quá say mê với loài hoa phong lan rừng, chàng cử nhân Nguyễn Văn Long (xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bỏ phố về quê, một tay gây dựng nên vườn phong lan rừng trị giá cả tỷ đồng.
Nhiều mô hình công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại TP.HCM đã mang lại giá trị kinh tế cao, lợi nhuận từ 30 đến 40%. Chính vì vậy, lãnh đạo TP.HCM ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghiệp cao và thậm chí có đề án hỗ trợ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân áp dụng.
Với diện tích 300m2, khu vườn có gần 2.000 giò lan thuộc hơn 30 loài, trong đó lan rừng chiếm 98% được anh sưu tầm ở tất cả các vùng miền và cả ở nước bạn Lào, Myanmar, Campuchia...
Cây lan hạt dưa (cây đô la) nổi bật nhờ bộ lá và thân leo rũ nên rất được ưa chuộng trồng để trang trí nhà cửa, ban công, văn phòng, hàng quán… Theo các chuyên gia phong thủy, đặt một giỏ lan hạt dưa trong nhà sẽ giúp hút tiền tài, may mắn cho gia chủ.
Hiện tượng hoa địa lan nở quá sớm khiến nhiều nhà vườn ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) bị thiệt hại nặng nề, phải cắt hoa bán rẻ, coi như 10 đồng thì mất tới 9...
Một đại gia Hà thành làm trong lĩnh vực bất động sản đã chi hơn 1 tỷ đồng để mua 5 chậu hoa địa lan kiếm Trần Mộng huyền thoại để về chơi Tết và tặng bạn bè. Hài lòng khi thỏa đam mê chơi hoa, đối với ông Tết chỉ cần thế là đủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo