Tìm kiếm: tốc-độ-tăng-trưởng-GDP
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới dự báo, tuy rủi ro theo hướng suy giảm gia tăng nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5-7% từ năm 2022 trở đi.
Từ kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra kịch bản cơ sở nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III/2021, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức từ 4,5 - 5,1%. Như vậy, sẽ giảm từ 1 - 1,5% so với dự báo được đưa ra vào quý I năm nay ước đạt từ 6 - 6,3%.
Họp phiên toàn thể tại hội trường vào sáng 22/7, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhiệm kỳ 2016-2021 Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025.
Tới thời điểm này, diễn biến dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục là ẩn số khó lường trong bức tranh tăng trưởng 6 tháng cuối năm.
Trước băn khoăn liệu có sự bất thường nào về số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt khá (5,64%) dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến nền kinh tế, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định con số trên phản ánh sát thực bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm.
Ngày 1/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2021, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.
DNVN - CIEM cho biết, nếu đạt được đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng song hành với các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, đúng thời điểm, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình có thể đạt tới 6.76%/năm giai đoạn 2021-2023, đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất.
DNVN - Giới chuyên gia cho rằng, phân khúc căn hộ để bán tại TP. Hồ Chí Minh có khởi đầu chậm chạp trong Quý I/2021 trong bối cảnh nguồn cung tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm, nhưng thị trường sẽ sớm sôi động trở lại.
Tờ tuần báo MoneyWeek của Anh nhận định, dù chịu ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19 nhưng hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt.
Những năm trước, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng con số tăng trưởng tín dụng tại thời điểm cuối năm trước để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm sau. Tuy nhiên, năm 2021 sẽ có điều chỉnh bằng cách lấy theo số tăng trưởng bình quân, để sát với tình hình thực tế hơn.
DNVN - Giai đoạn 2016-2020, tổng doanh thu toàn ngành TT&TT đạt hơn 3 triệu tỷ đồng so với gần 2,2 triệu tỷ đồng năm 2016. Tổng nộp ngân sách Nhà nước của Ngành đạt gần 106 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2016 (76 nghìn tỷ đồng).
Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế mới nhất từ Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Việt Nam và Singapore là hai quốc gia kiểm soát thành công đại dịch đã vươn lên dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về phục hồi kinh tế. Trong đó, Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020 ở mức 2,3%...
2020 là năm mà nền kinh tế có rất nhiều điều chưa từng xuất hiện. Những tác động của đại dịch COVID-19 có thể nói đã không loại trừ một ai.
DNVN - Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp lớn ra khỏi TP.HCM ngày càng rõ nét do sự vươn lên, cạnh tranh thu hút đầu tư của các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai… Với độ mở lớn cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thành phố sẽ chịu tác động nhiều mặt.
Bất chấp dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt khoảng 41,2 tỷ USD, duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo