Tìm kiếm: tổ-chức-thương-mại

Mới đây khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết khiến nhóm nước tham gia hân hoan và coi đây như "Hiệp định thế kỷ". Tuy nhiên xung quanh nó vẫn có những ý kiến trái chiều...những phát biểu của ứng cử viên Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton về TPP khiến nhiều người ngạc nhiên vì "tiền hậu bất nhất". Chính điều này khiến bà "mất điểm" trong cuộc chạy đua đang ở chặng nước rút...Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, bà Hillary Clinton có tiếng là thường xuyên có sự thay đổi lập trường mang tính chiến thuật, dưới “vỏ bọc” là những tuyên bố hùng hồn kiểu “lập lờ nước đôi” - tờ Financial Times nhận xét.
(DNVN) - "Tham gia TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, giúp chúng ta thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế", Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết.
Chỉ còn mấy tháng nữa, cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là được coi là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra mới đây, có đến 76% doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) không biết gì về AEC. Vậy chỗ đứng của các DNVN sẽ ở đâu và điều gì đang chờ đợi họ trong cuộc chơi mới này?
Trao đổi với Thanh Niên về quá trình 40 năm đã qua, nhiều chủ doanh nghiệp nói rằng dù đã đạt được không ít thành quả trong hoạt động nhưng thật sự, họ vẫn chưa trưởng thành như kỳ vọng.
Với gần 80% dân số sống bằng nghề nông, hình ảnh về nông dân Việt Nam trước đây gần như sống nghèo khó, lạc hậu. Thời hội nhập, nông sản xuất khẩu đòi hỏi phải chứng minh được nguồn gốc và tính bền vững, buộc phải đổi thay.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đang được hưởng mức thuế mới có lợi hơn so với trước. Đây là thông tin tích cực trước mắt cho con tôm xuất khẩu Việt Nam, nhưng còn lâu dài?

End of content

Không có tin nào tiếp theo