Tìm kiếm: tổng-dư-nợ-tín-dụng
DNVN - Dù chịu tác động từ dịch Covid-19, thị trường bất động sản được dự đoán sẽ nhanh chóng hồi phục và tiếp tục là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn, đặc biệt ở phân khúc nhà đất có chủ quyền. Nắm bắt nhu cầu vay mua bất động sản để đầu tư, có ngân hàng thương mại đã tung chương trình vay ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,9%/năm.
Các công ty tài chính (CTTC) là một kênh cho vay tiêu dùng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch, các hoạt động này cũng đang gặp một số khó khăn đòi hỏi khẩn trương tháo gỡ, hoàn thiện hành lang pháp lý để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay tiêu dùng chính đáng của người dân, góp phần đẩy lùi ảnh hưởng của tín dụng đen.
Vietcombank, Agribank, TPBank chính thức giảm lãi suất cho vay các khoản vay hiện hữu nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
DNVN - Sáng 28/4, lễ ký kết thỏa thuận giữa VPBank và Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (Tập đoàn SMBC) đã diễn ra. Nội dung buổi lễ này là việc VPBank bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit - công ty mà VPBank đang sở hữu 100%.
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, đến hết tháng 3/2021, cả nước đã có trên 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang được vay vốn tại ngân hàng này.
Sau 2 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng tại Hà Nội tăng 0,6%, đạt quy mô gần 2,22 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ với 419.000 tỷ đồng (chiếm 20,9%).
Nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay mua nhà, khiến dòng tiền vẫn luồn lách, đổ vào bất động sản (BĐS) ngày một gia tăng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, lĩnh vực BĐS tiềm ẩn rủi ro, do đó, cơ quan này sẽ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, điều hành một cách chủ động, linh hoạt để tín dụng BĐS tăng trưởng lành mạnh, bền vững.
Lãnh đạo VPBank kỳ vọng hoàn thành đàm phán bán 49% vốn tại FE Credit cho đối tác trong quý II, thương vụ thành công sẽ mang về cho VPBank 21.000 tỷ đồng. Đây là thông tin có trong báo cáo phân tích mới công bố của SSI Research.
Nhiều nhà đầu tư vẫn lựa chọn bất động sản làm kênh trú ẩn, bởi đầu tư vào nhà đất thời điểm này có nhiều cơ hội mua được sản phẩm tốt.
DNVN - Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong năm 2020 dư nợ tín dụng của các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản ước khoảng 293.750 tỷ đồng, chiếm khoảng 13% tổng dư nợ tín dụng và tăng 5,9% so với cuối năm 2019.
Tính sơ bộ tổng số tiền 4 ngân hàng có vốn nhà nước (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank) cắt giảm để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng đại dịch Covid-19 trong năm 2020 khoảng gần 20.000 tỷ đồng.
Không chỉ có lãi suất cho vay mua nhà đang ở vùng thấp kỷ lục, nhiều ngân hàng kết hợp với chủ đầu tư đưa ra nhiều ưu đãi lớn, như: không cần phải trả tiền theo tiến độ dự án mà có thể nhận nhà ở luôn, sau đó trả dần. Thậm chí, khách hàng còn được ân hạn trả nợ gốc và lãi 3 năm đầu sau khi nhận nhà.
Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU” nhằm tìm các giải pháp giúp cho người nông dân và doanh nghiệp Việt tăng năng lực cạnh tranh...
DNVN - Dù con số dư nợ tín dụng và nợ xấu bất động sản tại TP.HCM vẫn đang nằm trong ngưỡng an toàn nhưng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong ngành vẫn đưa ra lời cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn khi các khoản vay tín dụng có nguy cơ chuyển sang nợ xấu.
Chịu tác động từ quy định mới về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thị trường giảm nhu cầu do dịch Covid-19, nhu cầu tín dụng nói chung suy giảm, nhưng tín dụng bất động sản vẫn giữ được đà tăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo