Tìm kiếm: Á-Châu

Theo số liệu của NHNN, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9.2013 là 4,62%, giảm nhẹ so với mức 4,64% tính đến cuối tháng 8.2013 (tương đương 152.655 tỉ đồng nợ xấu). Trong khi đó, nhìn vào báo cáo tài chính quý III của một số ngân hàng vừa công bố cho thấy đà tăng của nợ xấu ngày càng lớn và nguy cơ báo động rất cao.
Theo số liệu của NHNN, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9.2013 là 4,62%, giảm nhẹ so với mức 4,64% tính đến cuối tháng 8.2013 (tương đương 152.655 tỉ đồng nợ xấu). Trong khi đó, nhìn vào báo cáo tài chính quý III của một số ngân hàng vừa công bố cho thấy đà tăng của nợ xấu ngày càng lớn và nguy cơ báo động rất cao.
Khó khăn kéo dài, sức ép tái cơ cấu mạnh mẽ đã khiến các ngân hàng không thể cố giấu để giữ được mãi hình ảnh đẹp đẽ. Quý III/2013 dường như là thời điểm các ông chủ ngân hàng buông tay, thảy ra bộ mặt thê thảm với lãi ít, nợ xấu tăng, cắt lương, giảm nhân sự. Nhiều NH chẳng còn buồn đưa ra một lời giải thích.
Như chúng tôi đã đề cập ở bài viết “Nợ xấu ngân hàng trốn đi đâu?”, nếu nhìn vào báo cáo tài chính thì hầu hết các ngân hàng thương mại đều có tỷ lệ nợ xấu “đẹp”, dưới 3%. Tuy nhiên, mức độ tin cậy nói chung chưa hẳn đã được đầy đủ.
Dù ‘tập trung” xử lý nợ xấu nhưng các số liệu mới nhất cho thấy bản chất của mối nguy cơ này vẫn chưa có nhiều thay đổi. Nợ xấu vẫn rất xấu và nhiều NH vẫn cố giấu nợ xấu khiến cho việc xử lý khó khăn hơn.
Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Chính sách công (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam), tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong lĩnh vực ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì ông chủ thực sự của ngân hàng chỉ là một nhóm người.

End of content

Không có tin nào tiếp theo