Tìm kiếm: điều-hành-giá
DNVN - Đại diện một doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu tại Trà Vinh cho biết, Bộ Công Thương luôn giải thích chiết khấu là do “thoả thuận để tạo công bằng, cạnh tranh”, tuy nhiên những gì diễn ra suốt hơn 1 năm qua đã chứng minh điều ngược lại. Chiết khấu cho DN bán lẻ là do sự “ban phát” từ DN đầu mối.
DNVN - UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tập trung thực hiện và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trực thuộc thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành giá năm 2023. Đồng thời giao công an TP phối hợp các lực lượng chức năng ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
DNVN - Sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hàng không Việt Nam không chỉ lớn hơn, từ nhiều phía hơn, mà còn đa dạng hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp hàng không Việt Nam phải có những nỗ lực toàn diện để duy trì và cải thiện vị thế của mình.
DNVN - Góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95 và Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, việc quy định đại lý xăng dầu chỉ lấy hàng từ 1 nguồn có thể gây khó cho đại lý trong việc bảo đảm có đủ hàng bán ra thị trường trong trường hợp xăng dầu khan hiếm như thời gian vừa qua.
DNVN - Trên cơ sở ý kiến của các cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng cho phép dừng xây dựng dự thảo nghị quyết về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế giá trị gia tăng với xăng dầu.
DNVN - Góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, nhóm thương nhân phân phối (TNPP) xăng dầu cho rằng, việc quy định TNPP chỉ được phép mua hàng của 3 thương nhân đầu mối và không được mua hàng của TNPP khác… là chưa hợp lý và có rất nhiều bất cập.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Nghị định không nên quy định cứng mức chiết khấu tối thiểu xăng dầu mà để các doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhau về mức chiết khấu.
DNVN - Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký VCCI, đông đảo doanh nghiệp đến từ 50 tỉnh, thành cả nước tham dự hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu” sáng 14/2 tại Hà Nội cho thấy nhu cầu sửa đổi Nghị định này trong cộng đồng doanh nghiệp rất lớn.
DNVN - Cho rằng cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy Quỹ Bình ổn giá xăng dầu không đạt được mục tiêu giúp bình ổn giá như mong muốn của Nhà nước, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bỏ quỹ này.
DNVN - Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, VCCI kiến nghị Nhà nước không định giá xăng dầu mà sẽ do cung cầu của thị trường quyết định.
DNVN - Theo VCCI, với cách thiết kế quy định về kinh doanh xăng dầu hiện nay, khi giá bán lẻ điều hành thấp hơn chi phí thì khoản âm này chủ yếu sẽ đổ vào doanh nghiệp bán lẻ bởi doanh nghiệp bán buôn có quyền chủ động giá bán buôn và không bị xử phạt khi ngừng bán hàng. Do đó, mấu chốt vấn đề vẫn là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu.
DNVN - Dù Bộ Công Thương đưa ra đề xuất cho phép đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn nhưng vẫn lo ngại nếu quy định như vậy sẽ trái Luật Thương mại, khó kiểm soát chất lượng xăng dầu và không có đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp xăng cho cửa hàng bán lẻ khi nguồn cung khan hiếm. VCCI cho rằng các lo ngại này không thực sự thoả đáng.
DNVN - Ngay sau khi khi Phó Thủ tướng Lê Minh Khái có ý kiến chỉ đạo về điều chỉnh khung giá bán lẻ điện bình quân, đại diện Bộ Công Thương cho biết, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân hiện tại không còn phù hợp với bối cảnh và chưa phản ánh sự biến động của các thông số đầu vào tới chi phí sản xuất kinh doanh điện.
Bộ Công Thương đề xuất cây xăng được phép lấy hàng từ nhiều nguồn, có thể giới hạn từ 2 - 3 nguồn.
DNVN - Trong đơn kiến nghị vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ, gần 9.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho rằng nhiều quy định về kinh doanh xăng dầu không còn phù hợp, khiến các doanh nghiệp bán lẻ trong thế kẹt, thua lỗ nặng nề trong thời gian dài...
End of content
Không có tin nào tiếp theo