Tìm kiếm: ổn-định-kinh-tế--vĩ-mô

DNVN - Hiện nay vấn đề cốt lõi là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế. Cần thực hiện tốt chính sách tiền tệ, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thánh thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới, việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021 - 2025 là điều khó khăn.
DNVN - Báo cáo đánh giá giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế 2021-2025 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV chiều ngày 23/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; phát triển lực lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, năng lực hấp thụ vốn giảm.
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục định hướng điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Các biến động tỷ giá thời gian qua vẫn luôn nằm trong biên độ điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 419/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

End of content

Không có tin nào tiếp theo